Ông Lê Thanh Hải, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Thành ủy TP HCM bị UBKT Trung ương đề nghị kỷ luật do chịu trách nhiệm trong các vi phạm liên quan Vạn Thịnh Phát.
Ông Lê Thanh Hải, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Thành ủy TP HCM bị UBKT Trung ương đề nghị kỷ luật do chịu trách nhiệm trong các vi phạm liên quan Vạn Thịnh Phát.
Đối với ông Lê Thanh Hải, Bộ Chính trị cho rằng trong thời gian giữ cương vị Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, ông Hải chịu trách nhiệm chính về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ và Thường trực Thành ủy nhiệm kỳ 2010 - 2015 đối với việc lãnh đạo, chỉ đạo đầu tư KĐTM Thủ Thiêm. Cá nhân ông Hải đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc của Thành ủy, trực tiếp kết luận về nhiều vấn đề thuộc thẩm quyền của Ban Thường vụ Thành ủy. Với cương vị là Phó bí thư Thành ủy, Bí thư Ban Cán sự Đảng, Chủ tịch UBND TP, ông Hải chịu trách nhiệm chính về các vi phạm của UBND TP; trực tiếp ký một số văn bản không đúng với chủ trương của HĐND TP và quy định của luật Ngân sách năm 2002, luật Xây dựng năm 2003.
Xét nội dung, tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm và quá trình công tác, cống hiến, đóng góp của ông Hải đối với TP.HCM, Bộ Chính trị quyết định thi hành kỷ luật
bằng hình thức cách chức Bí thư Thành ủy TP.HCM nhiệm kỳ 2010 - 2015. Ông Lê Thanh Hải (70 tuổi) từng là Ủy viên Ban Chấp hành T.Ư Đảng, Phó bí thư Thành ủy TP.HCM, Chủ tịch UBND TP.HCM từ 2001 - 2006. Từ tháng 4.2006, ông Hải được bầu vào Bộ Chính trị và từ tháng 6.2006, ông được phân công làm Bí thư Thành ủy TP.HCM nhiệm kỳ 2005 - 2010. Trong nhiệm kỳ 2010 - 2015, ông Hải tiếp tục là Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM. Tại Đại hội XII, ông Hải không tái cử Ban Chấp hành T.Ư Đảng, kết thúc nhiệm kỳ tại Bộ Chính trị, thôi giữ chức Bí thư Thành ủy TP.HCM.
, Ban Bí thư cho rằng, ông Quân chịu trách nhiệm về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Thành ủy nhiệm kỳ 2010 - 2015, và chịu trách nhiệm chính về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Cán sự Đảng và của UBND TP nhiệm kỳ 2011 - 2016 trong triển khai, tổ chức thực hiện dự án KĐTM Thủ Thiêm. Ông Quân đã kết luận, chỉ đạo, cho chủ trương và ký một số văn bản không đúng quy định; buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, thiếu kiểm tra, giám sát, để UBND TP xảy ra nhiều vi phạm, khuyết điểm.
Quá trình kiểm điểm, ông Quân đã cầu thị, nghiêm túc, tự giác nhận trách nhiệm về những vi phạm, khuyết điểm và tự nhận hình thức kỷ luật. Xét nội dung, tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm và quá trình công tác, cống hiến, đóng góp của ông Quân đối với TP.HCM, Ban Bí thư quyết định thi hành kỷ luật ông Quân bằng hình thức cảnh cáo.
Trước đó, tại kỳ họp 43 (từ ngày 2 - 4.3), Ủy ban Kiểm tra T.Ư đề nghị Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM nhiệm kỳ 2010 - 2015, các cá nhân là ông Lê Thanh Hải và ông Lê Hoàng Quân do liên quan những vi phạm, khuyết điểm nghiêm trọng trong quá trình thực hiện dự án đầu tư KĐTM Thủ Thiêm, gây hậu quả rất nghiêm trọng, làm thiệt hại lớn tiền và tài sản của nhà nước, ảnh hưởng xấu đến phát triển KT-XH và đời sống của một bộ phận nhân dân TP, gây bức xúc trong xã hội.
Chiều 20/11, HĐXX tiến hành xét hỏi các bị cáo và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án xảy ra tại Công ty Xuyên Việt Oil.
Theo đó, bị cáo Mai Thị Hồng Hạnh (Chủ tịch HĐTV Công ty Xuyên Việt Oil) thừa nhận có nhiều sai phạm, gây thất thoát tài sản Nhà nước 1.244 tỷ đồng và đưa hối lộ 22 lần cho nhiều cán bộ, công chức với tổng số tiền 31,6 tỷ đồng.
Những bị cáo còn lại trong vụ án thừa nhận hành vi phạm tội như cáo trạng quy kết, nộp lại một phần tiền thu lợi bất chính và kiến nghị HĐXX xem xét giảm nhẹ hình phạt.
Bị cáo Mai Thị Hồng Hạnh thừa nhận hành vi phạm (Ảnh: Trịnh Nguyễn).
Trong vụ án này, ông Lê Đức Thọ (cựu Bí thư tỉnh Bến Tre) bị xét xử về tội Nhận hối lộ và Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi.
Hồ sơ vụ án thể hiện ông Thọ nhiều lần nhận quà, tiền từ bị cáo Mai Thị Hồng Hạnh trị giá gần 14 tỷ đồng và lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng lên người khác để trục lợi 23 tỷ đồng.
Tại tòa, bị cáo Hạnh thừa nhận sai phạm và nói mình chủ động tặng quà và tiền, còn ông Lê Đức Thọ chưa bao giờ đòi hỏi. Bà Hạnh khai nhờ ông Thọ tư vấn, Xuyên Việt Oil kinh doanh thuận lợi, thu lãi lớn, nên đã tặng đồng hồ trị giá gần 10 tỷ đồng.
Bị cáo Hạnh cũng khai chủ động tặng ông Thọ một ô tô và người nhận nhiều lần đề nghị trả lại giá trị của chiếc xe, nhưng người phụ nữ này không đồng ý.
Gia đình ông Lê Đức Thọ đã nộp lại 20 tỷ đồng (Ảnh: Trịnh Nguyễn).
Ông Thọ thừa nhận toàn bộ hành vi như cáo trạng quy kết và xác nhận lời khai của bị cáo Hạnh là đúng. "Tôi là cán bộ, Đảng viên, nhận quà như vậy là tôi nhận sai. Tôi xin lỗi vì hành vi của mình. Tôi đã chủ động, thành khẩn khai báo ngay từ đầu những nội dung liên quan đến tôi. Tôi rất hối hận về hành vi vi phạm của mình", ông Thọ nói.
Ông Thọ xin nộp lại những quà mà bà Hạnh đã tặng để khắc phục hậu quả và xin HĐXX cho gia đình ông nhận lại các tài sản thuộc sở hữu hợp pháp, không liên quan đến vụ án. Chủ tọa xác nhận, tới nay gia đình bị cáo Thọ đã khắc phục trên 20 tỷ.
Trình bày về bối cảnh phạm tội, cựu Chủ tịch HĐQT Vietinbank nói: "Trong quá trình tôi đảm nhiệm các vị trí công tác, trước đây là Chủ tịch HĐQT Vietinbank, sau này là Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre, Công ty Xuyên Việt Oil là doanh nghiệp lớn về nhập khẩu kinh doanh xăng dầu.
Rất nhiều ngân hàng cạnh tranh để được phục vụ cho Xuyên Việt Oil. Vì Xuyên Việt Oil có uy tín lớn, Vietinbank xếp hạng Xuyên Việt Oil ở mức tín nhiệm rất cao nên Vietinbank đồng hành với doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh là chính đáng. Nên chúng tôi chủ động tiếp nhận, tiếp đón nhu cầu doanh nghiệp", ông Thọ nói.
Theo ông Thọ, dịp Tết, bà Hạnh đến chúc Tết. Ông có hỏi han tình hình kinh doanh, lắng nghe ý kiến của doanh nghiệp. Bà Hạnh có trao đổi một số nội dung thì ông Thọ nói bà Hạnh chủ động trao đổi với các chi nhánh đầu mối, Vietinbank tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận vốn ngân hàng thuận lợi nhất.
Khi làm Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Bến Tre, ông Thọ đánh giá Bến Tre là tỉnh rất nghèo. Ông nỗ lực cùng lãnh đạo tỉnh triển khai các giải pháp phát triển kinh tế xã hội.
"Tôi thông qua mối quan hệ của mình xúc tiến các doanh nghiệp lớn về tỉnh. Tôi biết chị Hạnh từ trước nên tôi mời chị Hạnh về để đóng góp cho ngân sách của tỉnh. Tôi vi phạm quy định của Đảng, Nhà nước, pháp luật. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện công việc của mình, tôi cố gắng đóng góp cho sự phát triển của ngành ngân hàng cũng như tỉnh Bến Tre, xin HĐXX xem xét cho tôi được hưởng chính sách khoan hồng", ông Thọ trình bày tại tòa.
Ngày mai (21/11), phiên tòa tiếp tục phần xét hỏi.