➢ Đối với Nhà trường, tổ chức Đoàn, Hội: kết hợp giảng dạy lý thuyết với thực tế, giúp cho sinh viên có môi trường học tập mang tính chất mở, tạo nhiều sân chơi bổ ích về bề nổi và bề sâ
➢ Đối với Nhà trường, tổ chức Đoàn, Hội: kết hợp giảng dạy lý thuyết với thực tế, giúp cho sinh viên có môi trường học tập mang tính chất mở, tạo nhiều sân chơi bổ ích về bề nổi và bề sâ
Thị trường việc làm thêm cho sinh viên hiện nay rộng vô kể. Đặc biệt tại các thành phố lớn như Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Chính bởi sự tập trung đông các trường đại học trọng điểm khiến số lượng sinh viên tập trung tại 2 thành phố này là rất lớn, kéo theo số lượng việc làm thêm tại Hà Nội và việc làm thêm tại TP Hồ Chí Minh luôn ở trong trạng thái cao và thị trường lao động ở đây thì luôn sôi động.
Những công việc làm thêm cho sinh viên phổ biến hiện nay có thể kể đến như.
Bên cạnh những công việc làm thêm trực tiếp, theo xu hướng công nghệ số hiện nay, cũng có rất nhiều công việc làm thêm tại nhà cho sinh viên bao gồm.
Hoặc nếu bạn có kỹ năng tiếng Anh tốt, bạn không thể bỏ qua những công việc part time sử dụng tiếng Anh như.
Nhìn chung, lựa chọn công việc làm thêm phù hợp là rất quan trọng, liên quan đến hiệu quả làm việc và kết quả công việc của bạn.
Nói về lợi ích của việc làm thêm cho sinh viên, đầu tiên chúng ta phải nói về mặt kỹ năng. Đi làm thêm giúp cho sinh viên cải thiện được rất nhiều kỹ năng cứng lẫn các kỹ năng mềm sau thời gian làm việc.
Bạn sẽ thấy bản thân mình hoạt bát hơn, năng động hơn, đặc biệt, bạn sẽ không còn cảm thấy rụt rè khi đối diện với người lạ, bạn có thể tự tin giao tiếp và thể hiện bản thân mình. Kỹ năng quản lý thời gian của bạn cũng tăng lên đáng kể khi bạn bắt buộc phải cân bằng được việc học và những công việc part time ngoài giờ.
Bên cạnh đó, công việc làm thêm cũng giúp cho bạn cải thiện kỹ năng cứng, các nghiệp vụ làm việc ví dụ trong các ngành dịch vụ khách hàng/customer service, quy trình và cung cách làm việc với khách hàng. Những bạn muốn cải thiện khả năng tiếng Anh cũng có thể coi những công việc làm thêm sử dụng tiếng Anh là công cụ giúp bạn cải thiện tiếng Anh miễn phí và rất hiệu quả.
Đương nhiên lợi ích của việc làm thêm còn bao gồm cả về mặt tài chính. Thu nhập từ công việc làm thêm sẽ giúp cho bạn có thêm tiền trang trải cuộc sống, phụ giúp chi phí cho gia đình. Bên cạnh đó, số tiền bạn kiếm được cũng có thể phục vụ thêm cho các hoạt động phát triển bản thân, học tập thêm ngoại ngữ, v.v.
Cuối cùng, không thể không kể đến lợi ích của việc làm thêm đó là giúp sinh viên mở rộng mối quan hệ ngoại giao, giúp bạn quen được nhiều người mới, những người có thể góp phần vào những thay đổi rất lớn trên con đường sự nghiệp của bạn sau này.
Có rất nhiều bạn sinh viên lựa chọn việc đi làm thêm từ năm nhất để mở rộng network của chính mình, học hỏi và phát triển bản thân để rồi sau khi ra trường, các bạn có cơ hội làm những công việc chất lượng với mức lương và đãi ngộ tốt.
Bên cạnh rất nhiều lợi ích từ công việc làm thêm, vẫn còn tồn tại một số tác hại, tuy không phải ai cũng gặp phải, nhưng cũng cần phải kể tên.
Sau đây là những tác hại có thể gặp phải của việc đi làm thêm:
Rất khó để có thể trả lời một các chắc chắn cho câu hỏi này. Trên thực tế, việc đi làm thêm hay không đều là do chính bản thân bạn tự xem xét hoàn cảnh của mình và quyết định.
Có những bạn bắt buộc phải đi làm thêm kiếm tiền để có thể trang trải cuộc sống do gia đình khó khăn, có những bạn muốn đi để có thêm những trải nghiệm xã hội, có những bạn lại ưu tiên tham gia câu lạc bộ hơn đi làm thêm. Vì vậy, câu trả lời chính xác sẽ tùy thuộc vào mỗi người.
Tuy nhiên, một lời khuyên từ StudentJob, nếu bạn là sinh viên thì bạn nên đi làm thêm. Kể cả khi bạn không gặp khó khăn về tài chính, thì lợi ích mà công việc làm thêm đem lại là lợi ích về mặt lâu dài.
Có những bài học bạn sẽ được học từ những công việc làm thêm, bạn sẽ cảm thấy bản thân mình trưởng thành hơn, biết suy nghĩ hơn và nhìn thế giới theo một cái nhìn cởi mở hơn thay vì chỉ chăm chăm đi học và cuộc sống bị thu hẹp giữa con đường từ nhà đến trường.
Thế nhưng, hãy đảm bảo rằng bạn sẽ đủ tỉnh táo trong quá trình tìm việc làm thêm để chọn ra những việc làm thêm chất lượng và phù hợp. Hãy luôn cảnh giác với 10 dấu hiệu lừa đảo tuyển dụng để không mắc phải bẫy của những đối tượng xấu để rồi rước họa vào thân bạn nhé.
Tóm lại, việc làm thêm có thể mang lại nhiều lợi ích của việc làm thêm nhưng sinh viên cần phải cân nhắc và xác định rõ mục đích của việc làm thêm và không để ảnh hưởng đến việc học tập của mình. Nếu được kết hợp tốt giữa học tập và làm thêm, sinh viên sẽ có một trải nghiệm học tập và cuộc sống đầy đủ và cân bằng. Chúc bạn tìm được công việc như ý tại StudentJob và thành công!
Carrefour, Auchan, Monoprix… Tất cả các chuỗi bán lẻ đều đang tuyển dụng ồ ạt cho các vị trí nhân viên thu ngân hoặc nhân viên tự phục vụ làm việc bán thời gian. Đây là những công việc hiếm khi được trả trên Smic nhưng sẽ phù hợp với những bạn không muốn dành quá nhiều giờ ở đó và không bị kiệt sức.
Chẳng hạn, chuỗi bán lẻ lớn của Pháp Monoprix kinh doanh về thực phẩm, thời trang, làm đẹp và gia dụng sẽ ký hợp đồng vĩnh viễn và hợp đồng thời hạn cố định 10 giờ mỗi tuần, đặc biệt cho sinh viên. Trong lĩnh vực phân phối quần áo và dụng cụ thể thao, Decathlon cũng tạo điều kiện cho các sinh viên làm vị trí nhân viên bán hàng hoặc thủ kho
Công việc này sẽ không chiếm quá nhiều với thời gian dành cho việc học của bạn nên bạn có thể yên tâm cân bằng cuộc sống học tập và làm việc nhé!
Hiệp hội Médecins du monde, Le Refuge, WWF, Action contre la faim, v.v. bạn nghĩ sao nếu trở thành một nhà kêu gọi tài trợ? Công việc của bạn sẽ cần phải gặp những người qua đường và giới thiệu với họ về tổ chức bạn đang kêu gọi, đây là hoạt động thường thấy dùng để gây quỹ trên đường phố cho các tổ chức nhân đạo hoặc phi chính phủ.
Các tổ chức như Cause à effet hoặc ONG conseil sẽ đăng tải lịch làm việc trên trang web của họ để các bạn sinh viên có thể xem các ngày đó có phù hợp với lịch học của mình hay không. Trung bình, công việc này được trả từ 11 đến 17 euro tổng mỗi giờ. Nếu bạn là một người năng động, hài hước và có khả năng thuyết phục mạnh mẽ, thì đây đích thực là công việc làm thêm ly tưởng dành cho bạn!
Công việc của một “invotorist” (người kiểm kê) là đếm các mặt hàng trong kho sau khi cửa hàng đóng cửa. Ví dụ, nếu bạn làm việc tại Ivalis France thì bạn sẽ cần kiểm kê thay các chuỗi bán lẻ, nếu làm việc tại DG thì bạn sẽ kiểm kê các loại thuốc. Các công ty có hàng tồn kho thường xuyên tuyển sinh viên vì đây là công việc bán thời gian và giờ làm việc linh hoạt.
Vì công việc này thường được thực hiện trong những giờ so le nhau (vào buổi tối, thậm chí vào ban đêm), nó tương đối phù hợp với lịch học ban ngày trong trường. Nhưng hãy nhớ đừng làm việc quá khuya - đặc biệt là vào ban đêm - hoặc phải đi quá xa nhà hoặc trường học của bạn. Thu nhập của công việc này có thể nhiều hơn một chút so với Smic (tổng 10,48 euro mỗi giờ kể từ ngày 1 tháng 10 năm 2021).
Khảo sát mức độ hài lòng của khách hàng, khảo sát chính trị, khảo sát qua điện thoại… Các công ty tư vấn, thăm dò ý kiến, công ty tiếp thị qua điện thoại đang tuyển dụng ngày càng nhiều nhân viên hơn. Các ứng viên cho vị trí này thường được yêu cầu phải có trình độ bac + 2.
Lĩnh vực khảo sát và thăm dò ý kiến khá phù hợp với sinh viên vì thời gian cũng khá linh hoạt. Ví dụ bạn có thể làm việc từ 6 giờ chiều đến 9 giờ tối khi khách hàng tiềm năng hoặc người trả lời ở nhà, hoặc cả ngày thứ Bảy. Bạn cũng có thể làm việc vào buổi chiều nếu bạn trống tiết học của mình tại trường. Thu nhập tối thiểu cho công việc này là 10,48 euro tổng mỗi giờ, nhưng nếu may mắn hoặc trong trường hợp bạn chứng minh được khả năng với nhà tuyển dụng thì với bạn có thể nhận được tổng 12 euro mỗi giờ hoặc hơn.
Bồi bàn, đầu bếp, lễ tân, nhân viên hướng dẫn… Ngành khách sạn và ăn uống đứng top 3 trong các ngành có sinh viên tìm việc làm nhiều nhất (14%) sau công việc trông trẻ (18%) và công việc thu ngân hoặc bán hàng trong các cửa hàng (17 %).
Vì các khách sạn và nhà hàng luôn tìm kiếm sinh viên nên bạn hãy nhớ rằng những công việc này có thể khá mệt mỏi về thể chất. Và hầu hết vẫn không liên quan đến việc học của bạn, trừ trường hợp bạn dự định làm việc liên quan đến nhà hàng khách sạn sau này. Vì vậy bạn hãy cân nhắc thật kỹ để không ảnh hưởng đến việc học của mình nhé!
Trong thời đại ngày nay, việc học và việc làm thêm không chỉ là một trải nghiệm giáo dục mà còn là cơ hội để sinh viên tìm hiểu về thế giới thực và phát triển kỹ năng sống. Một trong những cách phổ biến để học sinh, sinh viên khám phá thế giới ngoài khuôn viên trường học là thông qua việc đi làm thêm. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích mà công việc làm thêm mang lại thì sinh viên còn phải đối mặt với những thách thức riêng. Bài viết này sẽ đề cập đến những thách thức trong việc đi làm thêm của sinh viên, để các em có cái nhìn tổng quan về hành trình phát triển của bản thân khi bước chân vào thế giới làm việc.
Những thách thức mà sinh viên gặp phải khi đi làm thêm
Để tối ưu hóa điều kiện làm thêm cho sinh viên và giúp họ có trải nghiệm tích cực, Trường Cao đẳng Công Thương miền Trung đã thực hiện những biện pháp cụ thể như sau:
Thứ nhất, Nhà trường đã thành lập bộ phận Quan hệ doanh nghiệp không chỉ hỗ trợ việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp. Mà trong quá trình học tập tại trường, nếu sinh viên có nhu cầu đi làm thêm để trải nghiệm và hỗ trợ chi phí học tập, Bộ phận sẽ hỗ trợ các em tìm kiếm những việc làm thêm an toàn và hiệu quả.
Thứ hai, Nhà trường đã ký kết hợp tác với các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh để tạo cơ hội cho sinh viên được đến học tập và thực tế tại doanh nghiệp. Việc này giúp sinh viên áp dụng kiến thức đã học vào thực tế và đồng thời tạo điều kiện cho họ tiếp xúc trực tiếp với môi trường làm việc. Thông qua việc tổ chức các sự kiện gặp gỡ giữa doanh nghiệp và sinh viên cũng là cách tốt để mở rộng mối quan hệ và cơ hội nghề nghiệp.
Thứ ba, Trường Cao đẳng Công Thương miền Trung đã tổ chức các buổi tư vấn nghề nghiệp và việc làm, qua đó cung cấp thông tin chi tiết về cơ hội làm thêm, từ đó sinh viên có thêm nhiều kiến thức trong quá trình đi làm thêm.
Thứ tư, Nhà trường đã xây dựng chương trình học linh hoạt giúp sinh viên có thể cải thiện kỹ năng ngoại ngữ và kỹ năng mềm. Các khóa học như kỹ năng giao tiếp, quản lý thời gian và làm việc nhóm có thể giúp sinh viên trang bị những kỹ năng quan trọng khi tham gia vào thị trường lao động.
Thứ năm, Nhà trường có nhiều chính sách hỗ trợ tài chính và học bổng cho sinh viên, giúp họ vượt qua những khó khăn về chi phí học phí và sinh hoạt.
Thứ sáu, Trong các tiết sinh hoạt lớp, Cố vấn học tập thường xuyên lồng ghép các nội dung như: thách thức, cơ hội khi đi làm thêm và cách quản lý thu nhập từ công việc làm thêm. Thông qua đó hỗ trợ HSSV trong việc làm thêm mà còn giúp họ phát triển toàn diện trước khi bước chân vào thế giới nghề nghiệp.
Việc làm thêm của sinh viên không chỉ là một thách thức mà còn là cơ hội để phát triển nghề nghiệp. Quan trọng nhất là sinh viên cần có khả năng lựa chọn được nơi làm việc an toàn, quản lý thời gian, ưu tiên công việc và học tập sao cho cả hai đều được cân bằng. Nhà trường và doanh nghiệp luôn hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi để giúp sinh viên trong quá trình học và làm thêm một cách hiệu quả.
Từ khóa: Việc làm thêm, giáo dục thể chất, sinh viên, Trường Đại học Tây Nguyên
Thông qua nghiên cứu lý luận và điều tra, khảo sát để thu thập thông tin đề tài đã xác định được thực trạng hoạt động làm thêm của sinh viên ngành Giáo dục Thể chất. Tỷ lệ mức độ cần thiết của việc đi làm thêm: rất cần thiết là 26.3% và cần thiết là 73.7%. Lý do quan trọng nhất của việc đi làm thêm: 76.8% để trải nghiệm cuộc sống, có thêm chi phí sinh hoạt. Công việc làm thêm phổ biến nhất: phục vụ quán cà phê, quán nước chiếm 64,3%. Tính chất công việc về mặt thời gian: 10,2% đi làm có thời gian biểu cụ thể; 89,8% đi làm thêm không có thời gian biểu cụ thể. Khung thời gian làm thêm: 69.5% các buổi tối trong tuần. Mức độ hài lòng về công việc làm thêm: 76.8% không hài lòng. Mong muốn lớn nhất khi tham gia làm thêm: có thêm thu nhập, đồng thời được thực hành, nâng cao kỹ năng nghề nghiệp 78.9%. Mong muốn kỹ năng được nâng cao: thực hiện các động tác thể thao cơ bản và chuyên sâu: 100%; kỹ năng truyền đạt kiến thức và kỹ năng thể thao cho người học: 94.7% ; tổ chức hoạt động thể thao: 90.5%; sử dụng các công cụ, máy móc, thiết bị thể thao: 87.4%; kỹ năng huấn luyện: 85.3%.
Khoa Sư phạm, Trường Đại học Tây Nguyên;Tác giả liên hệ: Vũ Đình Công; ĐT: 0973781988; Email: [email protected]
Khoa Sư phạm, Trường Đại học Tây Nguyên
Khoa Sư phạm, Trường Đại học Tây Nguyên
Nếu bạn đang là sinh viên có lẽ sẽ không còn lạ gì với những công việc làm thêm và dường như những công việc làm thêm đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống. Nhưng câu hỏi đặt ra là liệu sinh viên có nên đi làm thêm hay không? Lợi ích của công việc làm thêm cho sinh viên là gì, bên cạnh đó công việc làm thêm có những tác hại nào? Cùng StudentJob đi tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây.
Việc làm thêm là hình thức lao động tạm thời, không chính thức. Những công việc làm thêm đa phần thường được các bạn học sinh, sinh viên lựa chọn bởi có tính chất linh hoạt về thời gian làm việc, giúp các bạn có thể đi làm kiếm thêm thu nhập nhưng vẫn có thể đảm bảo thời gian học tập ở trên lớp.
Thu nhập từ công việc làm thêm thường thấp hơn so với những việc làm chính thức, nhưng đây cũng là những nguồn thu bổ trợ rất có giá trị đối với những bạn sinh viên có thêm chút chi tiêu hàng tháng.
Ngoài ra, những công việc làm thêm sẽ thường không yêu cầu kinh nghiệm, trình độ chuyên môn cao. Chỉ cần những ứng viên chăm chỉ, nhanh nhẹn và có kỹ năng giao tiếp tốt, thì hoàn toàn có thể đảm nhiệm được công việc này.