Thị trường lao động, tuyển dụng việc làm đang có sự dịch chuyển nhanh chóng. Một ngành nghề đang “hot” ở thời điểm hiện có thể sẽ trở lên lỗi thời ở tương lai. Sự thay đổi này khiến nhiều bạn trẻ, đặc biệt là các em học sinh THPT “lúng túng” không biết nên lựa chọn ngành học nào phù hợp với sở thích, điều kiện kinh tế gia đình và có nhiều cơ hội việc làm ở tương lai?
Thị trường lao động, tuyển dụng việc làm đang có sự dịch chuyển nhanh chóng. Một ngành nghề đang “hot” ở thời điểm hiện có thể sẽ trở lên lỗi thời ở tương lai. Sự thay đổi này khiến nhiều bạn trẻ, đặc biệt là các em học sinh THPT “lúng túng” không biết nên lựa chọn ngành học nào phù hợp với sở thích, điều kiện kinh tế gia đình và có nhiều cơ hội việc làm ở tương lai?
Hầu hết các ngành học được đào tạo tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp nghề đều có thể đáp ứng được nhu cầu tìm việc làm trong xã hội. Tuy nhiên, thực tế lại cho thấy, nhiều sinh viên được đào tạo bàn bản tại các trường đại học, tốt nghiệp ra trường nhưng thất nghiệp hoặc làm việc trái ngành.
Theo các chuyên gia phân tích thị trường tuyển dụng việc làm của JobOKO (https://joboko.com), để gia tăng cơ hội việc làm sau khi ra trường, các em cần phải phải căn cứ vào sở thích, năng lực học cá nhân, nhu cầu xã hội và đưa ra lựa chọn nghề nghiệp đúng đắn cho mình. Thay vì lựa chọn các chuyên ngành đại học theo số đông nhưng cơ hội nghề nghiệp ít, tỷ lệ cạnh tranh cao, các em cũng có thể lựa chọn theo học tại các trường nghề với các ngành nghề hot, thiếu nhân lực như may mặc, điện tử điện lạnh, nấu ăn,…
Đa số mọi người nghĩ rằng, bậc học càng cao thì thu nhập càng cao và ngược lại. Tuy nhiên, sự phân công của thị trường lao động khá rõ ràng, việc các em tốt nghiệp ĐH, CĐ hay trường nghề không mấy quan trọng, chỉ cần có kiến thức chuyên ngành tốt và kỹ năng làm việc chuyên nghiệp là các em có thể dễ dàng tìm được công việc ưng ý với thu nhập cao.
So với sự đa dạng các ngành học ở bậc đại học, cao đẳng, các nhóm ngành học tại trường nghề chủ yếu tập trung phát triển ở mảng kỹ thuật với 3 nhóm ngành chính:
· Nhóm nghề công nghệ kỹ thuật cơ khí: chủ yếu tập trung vào các nghề Hàn, Cắt gọt kim loại, Công nghệ ô tô, Công nghệ chế tạo vỏ tàu thủy.
· Nhóm nghề Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử và viễn thông: nghề Điện dân dụng, Điện công nghiệp, Điện tử công nghiệp
· Nhóm nghề Công nghệ thông tin: Lập trình máy tính, Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính, Quản trị mạng máy tính…)
· Nhóm nghề năng khiếu: Nấu ăn, cắm hoa,…
· Ngoại trừ những nhóm ngành kể trên, một số trường nghề còn tổ chức đào tạo các nghề về kinh tế, tài chính như kế toán, quản trị kinh doanh,…Tuy nhiên, dựa trên nhu cầu của thị trường lao động, các nhóm nghề này ít được các trường nghề tập trung đào tạo hơn các
Vì thế, nếu đã xác định học nghề, các em có thể lựa chọn một trong 3 nhóm ngành nghề nhiều triển vọng phát triển ở trên để đăng ký theo học và tạo dựng sự nghiệp ổn định, vững chắc cho mình ở tương lai.
Không có một trường học nào có thể đảm bảo 100% công việc cho các em sau khi ra trường nếu các em không có đủ năng lực, kỹ năng làm việc và có hành vi, thái độ làm việc sai lệch. Vì thế, để gia tăng cơ hội tìm việc làm trong tương lai, bên cạnh việc học tập, trau dồi kỹ năng chuyên môn, các em cũng cần chủ động rèn luyện các kỹ năng mềm, bao gồm:
· Kỹ năng nhận thức: Bao gồm các khả năng tư duy, phê phán, khả năng trình bày, tính toán, lập kế hoạch, giải quyết vấn đề, khả năng ghi nhớ và tốc độ tư duy,…
· Kỹ năng xã hội: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, làm việc độc lập, kỹ năng sống, đặc điểm tính cách.
· Kỹ năng kỹ thuật: kỹ năng sử dụng máy tính, kỹ năng vận hành máy móc, thiết bị liên quan đến chuyên ngành,…
Không chỉ gia tăng cơ hội việc làm, kỹ năng mềm còn tác động trực tiếp đến thu nhập và khả năng thăng tiến của các em trong tương lai. Ngoài việc tập trung học tập, trau dồi kỹ năng chuyên ngành, các em cũng cần chủ động rèn luyện, tích lũy kỹ năng mềm và nuôi dưỡng sự đam mê với công việc.
Sự năng động, kỹ năng giao tiếp cùng thái độ tích cực, sẵn sàng thích nghi, hòa nhập trong nhiều môi trường khác nhau chính là chìa khóa để các em phát triển hơn sau này. Việc tham gia các CLB, hội nhóm chuyên ngành cũng là một gợi ý hay để các em rèn luyện sự tự tin và các kỹ năng mềm cần thiết để phục vụ cho công việc.
Rất nhiều bạn trẻ thắc mắc “Có tiếng Anh làm được gì?”, “Chỉ có bằng tiếng Anh xin việc được không?”,… Câu trả lời là “Có”. Luôn có rất nhiều công việc không yêu cầu bằng cấp cao và chỉ cần bạn thành thạo tiếng Anh và sẵn sàng học hỏi. Tuy nhiên tùy vào trình độ tiếng Anh mà bạn có thể ứng tuyển nhiều công việc khác nhau. Giao tiếp tiếng Anh tốt giúp bạn có thể ứng tuyển các công việc cần tiếp xúc, đàm phán với khách hàng nước ngoài. Trong khi đó những công việc làm việc bằng tiếng Anh, sử dụng tiếng Anh một cách chuyên nghiệp sẽ yêu cầu bạn có chứng chỉ tiếng Anh (ở cấp độ nhất định). Khóa học tiếng Anh online tại Aten giúp bạn tự tin thành thạo tiếng Anh. Vì vậy, để làm được những công việc chỉ yêu cầu tiếng Anh mà không cần bằng cấp, bạn phải thật sự giỏi tiếng Anh. Bạn có thể tham gia khóa học tiếng Anh online dành riêng cho người đi làm tại Aten English, hoặc các khóa học chứng chỉ tiếng Anh khác.
Hiện nay, thị trường việc làm ở các thành phố lớn vô cùng năng động. Có rất nhiều công việc chỉ yêu cầu khả năng chuyên môn và tiếng Anh mà không cần bằng cấp. Các nhà tuyển dụng cũng phỏng vấn một cách linh hoạt hơn. Họ thường khai thác năng lực và sự nhạy bén của ứng viên thay vì chỉ nhìn vào bằng cấp. Trong nhiều trường hợp, nhà tuyển dụng ấn tượng với khả năng giao tiếp tiếng Anh của ứng viên mà không cần nhìn vào chứng chỉ, bằng cấp mà ứng viên có. Vậy chỉ có tiếng Anh xin việc được không? Câu trả lời là “Có”. Giao tiếp tiếng Anh thành thạo, bạn đã trang bị cho mình lợi thế cạnh tranh cực kỳ lớn khi đi xin việc. Bạn có thể ứng tuyển việc làm tiếng Anh không cần bằng cấp. Có tiếng Anh làm được gì, chỉ có bằng tiếng Anh làm được nghề gì? Tham khảo một số công việc yêu cầu tiếng Anh dưới đây nhé! Bạn có thể ứng tuyển vị trí nhân viên bán hàng, phục vụ khách hàng người nước ngoài.
Sau khi đọc, tìm hiểu gợi ý học ngành gì để ra trường có việc làm, học nghề gì để ra trường có việc làm luôn, chắc hẳn các em đã tìm được ngành học phù hợp với sở thích, năng lực và nhu cầu của xã hội rồi đúng không? Lúc này, một việc quan trọng không kém mà các em cần để tâm chính là lựa chọn trường học nghề.
Hiện tại, có rất nhiều trường, trung tâm dạy nghề trên toàn quốc. Tuy nhiên, trường, trung tâm dạy nghề uy tín, học phí theo học rẻ thì không nhiều. Để có thể tìm được trường học nghề chất lượng, các em cần quan tâm đến các vấn đề sau:
· Truy cập trang thông tin tuyển sinh của Tổng cục giáo dục nghề nghiệp
http://tuyensinh.gdnn.gov.vn/chon-truong
Tại đây, bạn có thể nộp phiếu đăng ký dự tuyển sinh, đọc các bài viết chia sẻ chọn nghề, chọn trường, các gương học tập, cho phép người dùng tra cứu thông tin nghề và cơ sở đào tạo trên phạm vi toàn quốc.
· Tìm kiếm thông tin qua các website chính thức của trung tâm: Những trung tâm đào tạo nghề có uy tín sẽ có website chính thức hết sức rõ ràng, mạch lạc với đầy đủ các thông tin về ngành nghề đào tạo, lớp học đang đào tạo, cơ hội việc làm.
· Đến trực tiếp: Sau khi đã tìm hiểu trên website thì các bạn hãy đến trực tiếp cơ sở đào tạo để kiểm chứng những văn bằng, chứng chỉ xem có thật sự đúng với những gì mà trung tâm công bố hay không.
Như vậy, chúng tôi vừa giới thiệu đến bạn đọc các tiêu chí lựa chọn nghề học, ngành học phổ biến, dễ tìm việc làm sau khi ra trường. Cho dù lựa chọn ngành học nào, thì các em cũng cần phải nhớ rằng, khi có chuyên môn tốt, kỹ năng nghề nghiệp vững vàng thì luôn có rất nhiều cơ hội việc làm phù hợp, mức lương tốt để các em lựa chọn.
“Có tiếng Anh làm được gì? Vì sao nhiều người dù vất vả vẫn cố gắng học tiếng Anh?” – Đây chính là câu hỏi mà nhiều người đi làm luôn băn khoăn. Có thể bạn cảm thấy bằng lòng với công việc hiện tại. Song liệu bạn đã từng nghĩ đến cơ hội việc làm và thăng tiến của bản thân nếu mình giỏi tiếng Anh hay chưa?