1. Trường Nghệ thuật ứng dụng cao cấp DUPERRE : trường công lập trực thuộc Bộ Giáo dục quốc gia, thời gian đào tạo 3 năm
1. Trường Nghệ thuật ứng dụng cao cấp DUPERRE : trường công lập trực thuộc Bộ Giáo dục quốc gia, thời gian đào tạo 3 năm
Căn cứ tại Điều 1 Quyết định 789/QÐ-BVHTTDL năm 2023 về vị trí và chức năng của Cục Nghệ thuật biểu diễn:
Theo đó, Cục Nghệ thuật biểu diễn là tổ chức hành chính thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về hoạt động nghệ thuật biểu diễn và văn học trên phạm vi cả nước; quản lý các dịch vụ công về lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn và văn học theo quy định của pháp luật.
Cục Nghệ thuật biểu diễn có con dấu riêng, có tài khoản tại Kho bạc Nhà nước.
30 Nhiệm vụ và quyền hạn của Cục Nghệ thuật biểu diễn được quy định tại Điều 2 Quyết định 789/QÐ-BVHTTDL năm 2023, cụ thể:
(1) Trình Bộ trưởng dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, việc phân cấp quản lý nhà nước về hoạt động nghệ thuật biểu diễn.
(2) Trình Bộ trưởng chiến lược, đề án, kế hoạch dài hạn, hàng năm về nghệ thuật biểu diễn và văn học.
(3) Tổ chức thực hiện, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, đề án và quy định của pháp luật về hoạt động nghệ thuật biểu diễn theo thẩm quyền quản lý nhà nước sau khi được phê duyệt; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và thông tin hoạt động quản lý nhà nước về nghệ thuật biểu diễn.
(4) Trình Bộ trưởng kế hoạch tài trợ, đặt hàng sáng tác, dàn dựng các chương trình, tiết mục, vở diễn, sản phẩm ghi âm, ghi hình và các dịch vụ sự nghiệp công khác sử dụng ngân sách nhà nước đối với hoạt động nghệ thuật| biểu diễn.
(5) Thẩm định trình Bộ trưởng chấp thuận đối với những hồ sơ hợp lệ, đầy đủ theo quy định về:
- Tổ chức biểu diễn nghệ thuật trong khuôn khổ hợp tác quốc tế của các hội chuyên ngành về nghệ thuật biểu diễn thuộc Trung ương, đơn vị sự nghiệp công lập có chức năng biểu diễn nghệ thuật thuộc Trung ương;
- Tổ chức cuộc thi, liên hoan toàn quốc và quốc tế của các hội chuyên ngành về nghệ thuật biểu diễn thuộc Trung ương, đơn vị sự nghiệp công lập có chức năng biểu diễn nghệ thuật thuộc Trung ương.
(6) Chấp thuận, dừng tổ chức biểu diễn nghệ thuật, cuộc thi, liên hoan các loại hình nghệ thuật biểu diễn; hủy kết quả cuộc thi, liên hoan các loại hình nghệ thuật biểu diễn thuộc phạm vi thẩm quyền của Bộ theo quy định của pháp luật và phân cấp, ủy quyền của Bộ trưởng.
(7) Tiếp nhận lưu chiểu bản ghi âm, ghi hình có nội dung biểu diễn nghệ thuật nhằm mục đích thương mại của tổ chức thuộc cơ quan Trung ương theo quy định của pháp luật. Tổ chức kho lưu giữ trong thời hạn 24 tháng và thực hiện thanh lọc hoặc thanh lý sau khi hết thời hạn lưu giữ.
(8) Kiểm tra, đối chiếu, đình chỉ lưu hành, buộc tiêu hủy bản ghi âm, ghi hình được lưu chiểu khi phát hiện vi phạm quy định của pháp luật về nghệ thuật biểu diễn và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
(9) Xây dựng kế hoạch giới thiệu, quảng bá, giao lưu, hợp tác liên ngành về nghệ thuật biểu diễn trong nước, quốc tế và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.
(10) Đề xuất với Bộ trưởng cử các nghệ sĩ, ban, nhóm, đoàn nghệ thuật đi biểu diễn ở nước ngoài trong các chương trình giao lưu, hội nhập quốc tế hoặc tham gia các cuộc thi, liên hoan nghệ thuật quốc tế.
(11) Thẩm định nội dung, chất lượng chương trình nghệ thuật quy mô quốc gia, quốc tế theo quyết định của Bộ trưởng.
(12) Thẩm định các chương trình, dự án do nước ngoài tài trợ cho hoạt động nghệ thuật biểu diễn, văn học và tổ chức thực hiện theo quyết định của Bộ trưởng.
(13) Tổ chức hoặc phối hợp tổ chức hoạt động biểu diễn nghệ thuật theo quyết định của Bộ trưởng.
(14) Chủ trì, phối hợp với các Hội chuyên ngành, cơ quan Trung ương và địa phương tổ chức cuộc thi và liên hoan các loại hình nghệ thuật biểu diễn chuyên nghiệp theo quyết định của Bộ trưởng.
(15) Định hướng các đơn vị nghệ thuật trên toàn quốc nghiên cứu, sưu tầm, giữ gìn và phát huy giá trị nghệ thuật truyền thống của dân tộc, tiếp thu tinh hoa nghệ thuật của các nước trên thế giới và dàn dựng, biểu diễn phục vụ khán giả trong nước và quốc tế.
(16) Chủ trì, phối hợp tổ chức thực hiện kế hoạch nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ, kế hoạch, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về nghệ thuật biểu diễn.
(17) Phối hợp xây dựng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành nghệ thuật biểu diễn.
(18) Chủ trì, phối hợp tổ chức các chương trình bồi dưỡng, tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn theo quy định của pháp luật và phân công của Bộ trưởng.
(19) Phối hợp xây dựng cơ chế hoạt động của tổ chức dịch vụ công, phí, lệ phí về lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện theo quy định.
(20) Phối hợp, thẩm định hồ sơ xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật; xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân, Nghệ sĩ ưu tú.
(21) Giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước đối với nội dung hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, quỹ về nghệ thuật biểu diễn và văn học theo quy định của pháp luật.
- Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền cơ chế, chính sách về hoạt động văn học;
- Hướng dẫn tổ chức thực hiện và kiểm tra hoạt động văn học;
- Giúp Bộ trưởng quản lý công tác sáng tác, lý luận phê bình, bảo tồn, giới thiệu, quảng bá các tác phẩm văn học theo quy định của pháp luật; theo dõi công tác đào tạo, bồi dưỡng viết văn trẻ và tổ chức trại sáng tác văn học, nghệ thuật;
- Phối hợp với Hội chuyên ngành về văn học và các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể liên quan hướng dẫn và tổ chức thực hiện cơ chế đặt hàng, các cuộc thi, giải thưởng về văn học;
- Tổ chức các hoạt động truyền thông về văn học, nghệ thuật.
(23) Tham mưu, giúp Bộ trưởng chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ về lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn đối với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao theo quy định của pháp luật.
(24) Tham mưu hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao theo quy định của pháp luật.
(25) Kiểm tra, phối hợp thanh tra; kiến nghị, xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật.
(26) Đề xuất khen thưởng và xử lý kỷ luật đối với đơn vị, cá nhân trong hoạt động nghệ thuật biểu diễn và văn học theo quy định của pháp luật.
(27) Thực hiện các nội dung cải cách hành chính, chuyển đổi số theo chương trình, kế hoạch của Bộ.
(28) Quản lý tổ chức bộ máy, công chức, thực hiện chính sách, chế độ đối với công chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý của Cục theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ trưởng.
(29) Quản lý, sử dụng tài chính, tài sản và các nguồn lực khác được giao theo quy định của pháp luật.
(30) Thực hiện các nhiệm vụ khác được Bộ trưởng giao và theo quy định của pháp luật.
Nhà văn học Jonathan Safran Foer đã từng có một câu nói nổi tiếng: “Ẩm thực không phải là một điều gì đó trừu tượng mà nó chính là văn hóa, thói quen, lòng ham muốn và bản sắc dân tộc”. Đúng vậy, một trong những cách để hiểu hơn về con người của một đất nước đó chính là ẩm thực, bởi lẽ nó thể hiện đời sống tinh thần và vật chất của một dân tộc. Pháp là một trong những đất nước ở Châu Âu có nền ẩm thực đa dạng, họ không những nổi tiếng về các món ăn ngon mà người Pháp còn rất tinh tế trong từng bữa ăn. Bài viết ngày hôm nay, Việt Pháp Á Âu sẽ nói về những bữa ăn hàng ngày của người Pháp đặc biệt và hấp dẫn như thế nào nhé !
(Việt Pháp Á Âu) – Học nghệ thuật ở Pháp là lựa chọn tuyệt vời vì đây là một ngành rất phát triển ở Pháp với rất nhiều các trường công lập và tư thục. Dù trường công hay trường tư thì chất lượng và chương trình đào tạo đều rất tốt và được Bộ giáo dục Pháp đảm bảo. Nếu bạn nào yêu thích nghệ thuật, muốn nâng cao hiểu biết chuyên sâu về nghệ thuật, thì Pháp là điểm đến lý tưởng với chất lượng đào tạo và học phí hợp lý.
Có thể bạn quan tâm Du học Pháp ngành Concep Art (Phần I) Du học Pháp ngành Concept Art (Phần II)
Hệ thống giáo dục ưu việt có chọn lọc đưa nước Pháp trở thành quốc gia đứng thứ tư thu hút du học sinh từ khắp các nước trên thế giới. Mỗi năm, Pháp tiếp nhận gần 1500 sinh viên Việt Nam du học và số lượng này đang không ngừng tăng lên. Pháp ngày càng trở thành một quốc gia được các du học sinh Việt ưa chuộng bởi chất lượng đào tạo cũng như ưu điểm của nó.
Bên cạnh đó, không dưới 150 hiệp định hợp tác đã được ký kết giữa các trường đại học công lập Pháp và Việt Nam, tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho các du học sinh Việt Nam chắp cánh sự nghiệp tại đất nước này. Ngoài những ngành du học phổ biến như kinh tế, công nghệ và xây dựng thì ngành nghệ thuật cũng dần trở thành lựa chọn phổ biến của các sinh viên Việt du học Pháp.
Ngoài là một cường quốc, Pháp còn là một đất nước hiện đại và phát triển mạnh về các lĩnh vực nghệ thuật, vậy chẳng có gì ngạc nhiên khi ngành nghệ thuật cũng dần chiếm ưu thế.