Mức Bảo Hiểm Công Ty Đóng

Mức Bảo Hiểm Công Ty Đóng

Công ty cổ phần có trách nhiệm đóng các loại bảo hiểm (BHXH, BHYT, BHTN) cho người lao động khi giao kết hợp đồng lao động.

Công ty cổ phần có trách nhiệm đóng các loại bảo hiểm (BHXH, BHYT, BHTN) cho người lao động khi giao kết hợp đồng lao động.

Về mức đóng bảo hiểm y tế trong công ty cổ phần

Mức đóng BHYT hiện nay theo quy định là 4,5% tiền lương hàng tháng của người lao động, trong đó:

- Mức đóng của người lao động: 1,5%.

Về mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

- Công ty cổ phần hằng tháng đóng trên quỹ tiền lương đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động thuộc các đối tượng đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trừ trường hợp lao động là người giúp việc gia đình, theo một trong các mức sau:

+ Mức đóng bình thường bằng 0,5% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội.

+ Mức đóng bằng 0,3% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội được áp dụng đối với Công ty cổ phần bảo đảm điều kiện theo quy định về các trường hợp được áp dụng mức đóng thấp hơn mức đóng bình thường vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

- Công ty cổ phần được áp dụng mức đóng thấp hơn mức đóng bình thường vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp khi đáp ứng các điều kiện sau đây:

+ Trong vòng 03 năm tính đến thời điểm đề xuất không bị xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức phạt tiền, không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi vi phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động và bảo hiểm xã hội.

+ Thực hiện việc báo cáo định kỳ tai nạn lao động và báo cáo về an toàn, vệ sinh lao động chính xác, đầy đủ, đúng thời hạn trong 03 năm liền kề trước năm đề xuất.

+ Tần suất tai nạn lao động của năm liền kề trước năm đề xuất phải giảm từ 15% trở lên so với tần suất tai nạn lao động trung bình của 03 năm liền kề trước năm đề xuất hoặc không để xảy ra tai nạn lao động tính từ 03 năm liền kề trước năm đề xuất.

Theo đó, mức đóng và tỷ lệ đóng các loại bảo hiểm đối với công ty cổ phần, người lao động làm việc tại công ty cổ phần và người lao động là công dân nước ngoài cụ thể như sau:

Tên loại bảo hiểm & tên quỹ thành phần

Người lao động là công dân nước ngoài

Bảo hiểm Tai nạn lao động, Bệnh nghề nghiệp

Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

(Ghi chú: “0” là: Không có trách nhiệm đóng; “x” là: Không bắt buộc tham gia)

Luật sư Nguyễn Hoàng Thịnh, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội tư vấn như sau:

Năm 2024, mức đóng BHXH, đóng BHYT của công chức viên chức là bao nhiêu?

Năm 2024, mức đóng BHXH, đóng BHYT của công chức viên chức cụ thể như sau:

Thứ nhất: Đối với bảo hiểm xã hội bắt buộc

Căn cứ tại điểm c, khoản 1, Điều 2, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định như sau:

1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:

c) Cán bộ, công chức, viên chức;

Đồng thời, tại khoản 1, Điều 85, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định về mức đóng và phương thức đóng của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc như sau:

Điều 85. Mức đóng và phương thức đóng của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc

1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và h khoản 1 Điều 2 của Luật này, hằng tháng đóng bằng 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất.

Người lao động quy định điểm i khoản 1 Điều 2 của Luật này, hằng tháng đóng bằng 8% mức lương cơ sở vào quỹ hưu trí và tử tuất.

Theo đó, công chức viên chức thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Cho nên hằng tháng công chức viên chức phải đóng bảo hiểm xã hội bằng 8% mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

Căn cứ tại Điều 1, Nghị định số 146/2018/NĐ-CP đối tượng tham gia BHYT gồm:

Điều 1. Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng

1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; người quản lý doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập và người quản lý điều hành hợp tác xã hưởng tiền lương; cán bộ, công chức, viên chức.

Đồng thời, tại khoản 1 Điều 18 Quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 được bổ sung bởi khoản 25, Điều 1, Quyết định số 505/QĐ-BHXH năm 2020 có quy định như sau:

Điều 18. Mức đóng, trách nhiệm đóng BHYT của các đối tượng theo quy định tại Điều 13 Luật BHYT và các văn bản hướng dẫn thi hành, cụ thể như sau:

1. Đối tượng tại Điểm 1.1, 1.2, Khoản 1, Điều 17: mức đóng hằng tháng bằng 4,5% mức tiền lương tháng, trong đó người sử dụng lao động đóng 3%; người lao động đóng 1,5%. Tiền lương tháng đóng BHYT là tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc quy định tại Điều 6.

Theo đó, công chức viên chức thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm y tế. Cho nên hằng tháng mức đóng bảo hiểm y tế của công chức viên chức là 1,5%.

Công chức được cử đi học nước ngoài vẫn hưởng lương ở trong nước thì có phải đóng BHXH không?

Căn cứ Điều 2, Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH được bổ sung bởi khoản 1, Điều 1, Thông tư số 06/2021/TT-BLĐTBXH có quy định cụ thể như sau:

1. Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 2 của Nghị định số 115/2015/NĐ-CP.

Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và e, khoản 1, Điều 2 của Nghị định số 115/2015/NĐ-CP được cử đi học, thực tập, công tác trong và ngoài nước mà vẫn hưởng tiền lương ở trong nước thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

“Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn đồng thời là người giao kết hợp đồng lao động quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 2 của Luật Bảo hiểm xã hội thì tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo đối tượng quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 2 của Luật Bảo hiểm xã hội.”

Bên cạnh đó, theo khoản 1, Điều 2, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về đối tượng tham gia BHXH như sau:

1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:

c) Cán bộ, công chức, viên chức;

Theo quy định trên đây, có thể thấy, công chức phải đóng BHXH khi được cử đi học nước ngoài nếu như công chức vẫn được nhận tiền lương ở trong nước.

Được hưởng những chế độ gì khi tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc?

Căn cứ Điều 4, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về các chế độ bảo hiểm xã hội như sau:

Điều 4. Các chế độ bảo hiểm xã hội

1. Bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chế độ sau đây:

c) Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

2. Bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ sau đây:

3. Bảo hiểm hưu trí bổ sung do Chính phủ quy định.

Theo đó, người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc khi đủ điều kiện sẽ được hưởng những chế độ sau:

- Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Về mức đóng bảo hiểm xã hội trong công ty cổ phần

- Mức đóng BHXH của công ty: 17%, trong đó, 3% vào quỹ ốm đau và thai sản; 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất.

- Mức đóng của người lao động: 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất.

Về mức đóng bảo hiểm thất nghiệp trong công ty cổ phần

- Người lao động đóng bằng 1% tiền lương tháng.

- Công ty cổ phần đóng bằng 1% quỹ tiền lương tháng của những người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

Trường hợp mức tiền lương tháng đóng BHTN cao hơn 20 tháng lương tối thiểu vùng thì mức tiền lương tháng đóng BHTN bằng 20 tháng lương tối thiểu vùng theo quy định tại thời điểm đóng BHTN.

Xem chi tiết tại công việc: Mức lương tối thiểu theo vùng.