Chương trình Ký Ức Hội An được ra mắt vào ngày 18/03/2018 và dần trở thành “hiện tượng toàn cầu” (Theo Reuters). Không chỉ là những thước phim mang đậm tính lịch sử, văn hoá,... show diễn thực cảnh này còn thu hút du khách bởi sự độc đáo trong cách dàn dựng sân khấu, sự chuyên nghiệp của gần 500 diễn viên,... Tựa như một mảng màu mới tô điểm cho bản đồ văn hóa phố cổ thêm đa sắc, Ký Ức Hội An là điểm đến không thể bỏ qua khi đặt chân đến Hội An. Hãy cùng khám phá 5 màn diễn đầy hứa hẹn trong chương trình, để xem liệu 60 phút "chìm đắm" trong thế giới nghệ thuật này có xứng đáng hay không nhé!
Chương trình Ký Ức Hội An được ra mắt vào ngày 18/03/2018 và dần trở thành “hiện tượng toàn cầu” (Theo Reuters). Không chỉ là những thước phim mang đậm tính lịch sử, văn hoá,... show diễn thực cảnh này còn thu hút du khách bởi sự độc đáo trong cách dàn dựng sân khấu, sự chuyên nghiệp của gần 500 diễn viên,... Tựa như một mảng màu mới tô điểm cho bản đồ văn hóa phố cổ thêm đa sắc, Ký Ức Hội An là điểm đến không thể bỏ qua khi đặt chân đến Hội An. Hãy cùng khám phá 5 màn diễn đầy hứa hẹn trong chương trình, để xem liệu 60 phút "chìm đắm" trong thế giới nghệ thuật này có xứng đáng hay không nhé!
Trải qua biến động, thăng trầm của lịch sử, sự tàn phá của chiến tranh, khí hậu và con người, ngày nay, tháp Chăm còn lại không nhiều. Tuy nhiên,thánh địa mỹ sơn vẫn là di sản kiến trúc vô giá không chỉ của quốc gia mà còn của nhân loại, là nhân chứng về một nền văn hóa Champa cổ rực rỡ. Ngoài giá trị lịch sử, các đền tháp Chăm cũng được coi như là tác phẩm nghệ thuật đặc sắc với hình khối kiến trúc đặc biệt, kỹ thuật xây dựng độc đáo, nghệ thuật chạm khắc tinh xảo. Phần lớn các công trình được xây bằng gạch kết hợp với một số thành phần đá sa thạch. Ở phía ngoài của bức tường mạch vữa kết nối giữa các viên gạch rất mỏng tạo cảm giác như không có lớp vật liệu ghép nối. Sau khi vương quốc Chăm sụp đổ, kỹ thuật xây dựng, chất kết dính dùng để liên kết các viên gạch được những người Chăm sử dụng trong quá khứ đã thất truyền. Thánh địa Mỹ Sơn có 70 công trình đền tháp kết tinh giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc, nghệ thuật của nền văn minh Chămpa, được đánh giá ngang hàng với các di tích nổi tiếng trong khu vực Đông Nam Á như Borobudur (Indonesia), Pagan (Myanmar), Angkor Wat (Campuchia), là kết tinh của những giá trị về lịch sử, văn hóa, kiến trúc, nghệ thuật được tạo lập trong suốt chiều dài 9 thế kỷ. Nếu như trước đây thánh địa Mỹ Sơn thu hút phần lớn du khách quốc tế thì những năm trở lại đây đã có rất nhiều du khách trong nước quan tâm. Không chỉ đến để khám phá, tìm hiểu các giá trị lịch sử văn hóa. Mà vẻ đẹp uy nghiêm và kỳ bí của thánh địa Mỹ Sơn còn giúp du khách có những tấm hình độc đáo trong chuyến du lịch đất Quảng.Chụp hình với các công trình cổ tại Mỹ SơnNhiều góc chụp hình độc đáo
Màn biểu diễn múa Champa tái hiện giá trị tinh hoa, văn hóa Chăm tại Khu di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn. Thời gian biểu diễn - Suất 1: 09h15. - Suất 2: 10h45. - Suất 3: 14h00. - Suất 4: 15h30. Thời gian biểu diễn dưới chân tháp - Buổi sáng: 10h00. - Buổi chiều: 14h45. Múa chăm là hoạt động văn hóa phi vật thể được tái hiện sinh động bởi những người nghệ sĩ thực thụ qua những điệu múa uyển chuyển hòa với âm điệu của tiếng trống Ginăng, Baranưng, tiếng kèn Saranai… Màn diễn đưa du khách xuôi về dòng thời gian, không gian để tìm hiểu sự giao thoa, kết hợp hòa hợp giữa quá khứ và hiện tại. Biểu diễn múa Champa tại Mỹ Sơn là một đặc sản văn hóa không thể bõ qua khi đến tham quan Mỹ Sơn.Biểu diễn nghệ thuật tại thánh địa Mỹ Sơn
Để tìm hiểu về văn hóa Chăm ngoài các đền, tháp tại Mỹ Sơn, Trà Kiệu,… du khách còn có thể đến Hội An. Bởi ở đây còn lưu lại những chiếc giếng cổ từ Chăm và vẫn được sử dụng tới ngày nay. Hầu hết các giếng cổ hiện tồn trên địa bàn thành phố Hội An phân bố tập trung ở khu vực dọc bờ Bắc sông Đế Võng, thôn 5, 6 xã Cẩm Thanh, khối 4 phường Thanh Hà và đặc biệt là khu phố cổ. Trong hơn 80 giếng cổ sưu tầm được có thể chia thành 3 kiểu dáng cơ bản gồm kiểu hình tròn, hình vuông và hình trên tròn dưới vuông. Ngoài ra còn có một số kiểu khác không phổ biến như kiểu trên vuông dưới tròn, trên tròn dưới lục giác và trên bát giác dưới tròn. Trong số đó nổi tiếng hơn cả là giếng cổ Bà Lễ tại Đường Trần Hưng Đạo. Tương truyền đây là giếng được xây dựng vào thời kỳ Champa, đã qua nhiều lần tu sửa. Trong đó, vào đầu thế kỷ XX, bà Bá Lễ ở gần giếng đã bỏ ra 100 đồng Đông Dương để đại tu và vì thế sau đó người dân gọi là giếng Bá Lễ.Giếng cổ Bà Lẽ đã được sử dụng từ thời kỳ Chăm Giếng có hình khối vuông, mặt tường phía Tây gắn liền với tường nhà một người dân. Khu vực phân bố của giếng rộng 20m2, giếng sâu 4m, dưới có khung móng gỗ lim, thành giếng xây bằng gạch Chăm, phần nổi lên cao 0,8m, tô xi măng. Giếng cho mạch nước ngọt, dồi dào, trong suốt và góp phần tạo nên tính đặc trưng của nhiều đặc sản ẩm thực của Phố cổ, đặc biệt là Cao lầu. Bên cách các giếng cổ, du khách cũng có thể đến đảo Ký Ức Hội An để thưởng thức show diễn đẹp nhất thế giới. Trong đó có phân cảnh về Đám Cưới đậm nét văn hóa Champa được lấy cảm hứng từ câu chuyện Huyền Trân Công Chúa và vua Chăm.Màn diễn đám cưới khắc họa một phần văn hóa Chăm tại Hội An Thánh địa mỹ sơn được UNESCO chính thức công nhận là Di sản văn hoá Thế giới vào ngày 1/12/1999, chắc chắn sẽ mang lại trải nghiệm mới lạ và phần nào giải đáp các bí ẩn về văn hóa Chăm cho du khách đến với Quảng Nam.
Trong những năm qua, Đảo Ký Ức Hội An trở thành điểm đến nổi bật cho du khách trong nước và quốc tế. Nơi đây thu hút hàng triệu du khách mỗi năm với những trải nghiệm độc đáo. Tổ hợp này được xây dựng dựa trên sự đồng nhất về kiến trúc và vận hành, giúp du khách khám phá một Hội An đầy thăng trầm lịch sử.
Đảo Ký Ức Hội An là điểm đến ba lần liên tiếp được World’s Travel Awards vinh danh "Tổ hợp văn hóa, du lịch & giải trí hàng đầu thế giới". Ảnh: Đảo Ký Ức Hội An
Theo bà Thân Thị Thu Huyền, CEO Đảo Ký Ức Hội An, tổ hợp được thành lập với mục đích giới thiệu văn hóa và lịch sử Việt Nam đến hàng triệu bạn bè quốc tế.
Ngày 24/11 vừa qua, tại lễ trao giải World's Travel Awards 2024, Đảo Ký Ức Hội An tiếp tục được vinh danh ở hạng mục "Tổ hợp văn hóa, du lịch và giải trí hàng đầu thế giới", đánh dấu lần thứ ba liên tiếp nhận giải thưởng này.
Trước đó, năm 2022, Đảo Ký Ức Hội An giành chiến thắng ở hạng mục "Điểm đến giải trí hàng đầu thế giới". Năm 2023, tổ hợp cũng chiến thắng ở hạng mục "Tổ hợp du lịch, văn hóa và giải trí hàng đầu thế giới".
Chương trình biểu diễn nghệ thuật thực cảnh "Ký Ức Hội An". Ảnh: Đảo Ký Ức Hội An
Để trở thành điểm đến nổi bật của Việt Nam và thế giới, Đảo Ký Ức Hội An luôn cố gắng đáp ứng kỳ vọng của du khách. Tháng 3/2018, chương trình biểu diễn nghệ thuật thực cảnh "Ký Ức Hội An" ra mắt khán giả. Chương trình này kể câu chuyện về Hội An từ thời sơ khai đến những biến đổi lịch sử qua nghệ thuật và thi ca nhạc họa, trên sân khấu thực cảnh rộng 25.000 m2 giữa sông Hoài. Show diễn tạo nên dấu ấn nghệ thuật độc đáo và góp phần thúc đẩy mạnh mẽ ngành du lịch Việt Nam.
Hoi An Memories Resort & Spa đáp ứng nhu cầu trải nghiệm nghỉ dưỡng riêng tư trong không gian hoài niệm. Ảnh: Đảo Ký Ức Hội An
Cũng trong năm 2018, Công viên Văn hóa chủ đề Ấn tượng Hội An mở cửa chào đón du khách khắp nơi trên thế giới. Ấn Tượng Hội An được xây dựng dưới hình thức mô phỏng một cảng thị Faifo rực rỡ của thế kỷ XVI-XVII, nơi từng là niềm tự hào của thương mại Việt Nam, cảng thị phồn hoa bậc nhất trên con đường tơ lụa trên biển. Tiếp đó, Hoi An Memories Resort & Spa ra đời để đáp ứng nhu cầu trải nghiệm nghỉ dưỡng riêng tư trong một không gian đầy hoài niệm, đồng thời mang lại cho du khách trải nghiệm du lịch an toàn và thuận tiện nhất.
Theo đại diện Đảo Ký Ức Hội An, tổ hợp còn là biểu tượng cho dấu ấn du lịch xanh tại Việt Nam. Tổ hợp này phát triển dựa trên giá trị văn hóa và lịch sử bản địa, không gây hại cho môi trường tự nhiên. Qua đó, Đảo Ký Ức Hội An góp phần xây dựng và phát triển ngành công nghiệp du lịch văn hóa tại Việt Nam.