Hội Nữ Doanh Nhân Việt Nam

Hội Nữ Doanh Nhân Việt Nam

Nhân dịp kỷ niệm 30 năm thành lập của Tập đoàn Vingroup, VietnamFinance điểm lại 4 dấu mốc về hành trình phát triển của Vingroup dưới sự dẫn dắt của ông Phạm Nhật Vượng.

Nhân dịp kỷ niệm 30 năm thành lập của Tập đoàn Vingroup, VietnamFinance điểm lại 4 dấu mốc về hành trình phát triển của Vingroup dưới sự dẫn dắt của ông Phạm Nhật Vượng.

Khởi nghiệp ở Ukraine (1993-2007)

Ngày thành lập Tập đoàn Vingroup (8/8/1993) là ngày ông Phạm Nhật Vượng cùng ba cán bộ cấp dưới của mình lên đường tới thành phố Kharkov (thuộc nước Cộng hòa Ukraine) khởi nghiệp. Về sau, ngày này được lấy làm ngày thành lập tập đoàn để đánh dấu mốc đầu tiên trên hành trình khởi nghiệp của Technocom ngày ấy và Vingroup ngày nay.

Mivina là thương hiệu chủ đạo làm nên tên tuổi của Technocom vào năm 1995. Ban đầu, Mivina chỉ có sản phẩm mì ăn liền, sau đó phát triển ra các dòng sản phẩm độc lập khác như bột canh, khoai tây ăn liền, mì trứng, bánh mì sấy, xì dầu, tương ớt, bim bim… Trước khi chuyển nhượng vào năm 2009, thương hiệu Mivina đã được định giá lên đến hơn 1 tỷ USD.

Khi đang gặt hái được nhiều thành công lớn tại thị trường Đông Âu, ông Phạm Nhật Vượng đã ghi dấu ấn đầu tiên cho chiến lược chuyển hướng đầu tư về Việt Nam với khu du lịch Vinpearl Nha Trang tại đảo Hòn Tre. Việc quyết định đầu tư vào đảo Hòn Tre vào thời điểm năm 2000 được đánh giá là rất mạo hiểm vì đây là một hòn đảo hoang vu, khô cằn và không có nước ngọt.

Thậm chí hồi đó còn có cả bài báo được đăng với tựa đề đại ý “người ta đã quẳng 500 tỷ đồng xuống biển như thế nào” khi nói về dự án đầu tư của ông Phạm Nhật Vượng. Nhưng chính điều này lại là minh chứng cho thấy tầm nhìn xa trông rộng và khả năng nhìn ra những “vị trí vàng” của doanh nhân tỷ đô này.

Cho đến nay, từ dự án được nghỉ dưỡng đầu tiên ngày đó – Vinpearl đã phát triển một hệ sinh thái du lịch giải trí tiêu chuẩn 5 sao quốc tế và tự hào là thương hiệu 5 sao duy nhất có nguồn gốc “thuần Việt”.

“Dự án thần tốc” Vinpearl Nha Trang đã khích lệ “người Vingroup” bắt tay vào dự án mới: xây dựng tòa tháp đôi Vincom City Tower tại 191 Bà Triệu, Hà Nội. Kể từ khi đi vào hoạt động năm 2004 đến nay, Vincom Bà Triệu vẫn được coi là một biểu tượng thành công về bất động sản, mở đường cho một phong cách đầu tư chuyên nghiệp và dẫn dắt sự thay đổi thị trường. Vincom nay đã phát triển thành một hệ thống lớn 83 trung tâm thương mại, mang phong cách mua sắm hiện đại tới cho người tiêu dùng Việt khắp cả nước.

Cũng trong giai đoạn này, có một điều lan tỏa rộng nhất nhưng lại ít được Vingroup nhắc đến nhất chính là Quỹ Thiện Tâm. Ra đời từ ngày 03/10/2006, với toàn bộ chi phí hoạt động được tài trợ bởi Tập đoàn Vingroup và các nhà hảo tâm mà chủ yếu là tỷ phú Phạm Nhật Vượng, Quỹ Thiện Tâm đã gieo hàng trăm ngàn “hạt mầm” thiện nguyện và nhân ái khắp mọi nơi.

Bên cạnh hoạt động thiện nguyện, Quỹ Thiện Tâm cũng dành nhiều ưu tiên cho các hoạt động kết nối cộng đồng thông qua Quỹ đầu tư và phát triển tài năng bóng đá Việt Nam (PVF) thành lập năm 2008- mô hình đào tạo cầu thủ bóng đá trẻ chuyên nghiệp, hiệu quả, góp phần xây dựng những thế hệ cầu thủ trẻ thật sự tài năng, có đạo đức và văn hóa cho nền bóng đá nước nhà. Vào tháng 6/2022, quỹ PVF đã chuyển giao cho Bộ Công an.

Chuyển “đại bản doanh” từ Ukraine về Việt Nam, đổi tên thành Tập đoàn Vingroup vào năm 2009, đây là một bước ngoặt lịch sử của tập đoàn. Quyết định này giúp tập đoàn có thể dồn toàn tâm và toàn bộ nguồn lực cho việc xây dựng và phát triển kinh tế tại quê hương, trở thành doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam sau này.

Những thông tin cần biết về quỹ Vingroup Ventures

Nhắc đến những quỹ đầu tư nổi tiếng trên thị trường Việt Nam không thể bỏ qua cái tên Vingroup Ventures đã từng là nơi chắp cánh cho các công ty khởi nghiệp còn non trẻ trên thị trường.

Cuối năm 2018, Vingroup Ventures được thành lập với quy mô 100 triệu USD. Quỹ này hoạt động với mục đích đầu tư vào những công ty khởi nghiệp công nghệ giai đoạn tăng trưởng, đặc biệt là ở lĩnh vực công nghệ, AI, FinTech, Dữ liệu lớn và IoT. Vingroup Ventures nhận thấy đây là lĩnh vực cực kì tốt để phát triển rộng mở khi cả thế giới và Việt Nam đều đang hướng đến nền công nghệ hiện đại.

Tại thời điểm thành lập cổ phần của Vingroup Ventures cụ thể như sau: Tập đoàn Vingroup đóng góp 70% vốn (tương đương 49 tỷ đồng); bà Thái Vân Linh (“Shark Linh”) đóng góp 10% vốn (tương đương khoảng 7 tỷ đồng); ông Nguyễn Hồng Quân đóng góp 20% vốn (tương đương với khoảng 14 tỷ đồng). Ngay khi được thành lập bà Thái Vân Linh đã được bổ nhiệm là giám đốc của quỹ kiêm người đại diện pháp luật cho Vingroup Ventures. Chỉ trong vòng nửa năm thành lập, Vingroup Ventures đã trở thành thương hiệu đầu tư cho nhiều dự án khởi nghiệp lớn nhỏ. Đặc biệt, với sự tham gia của bà Thái Vân Linh trong chương trình Shark Tank thì quỹ này đã có cơ hội để đầu tư và hợp tác với một số startup tiềm năng trên thị trường như Cocolala, giày Veritas và Student Life Care.

Bà Thái Vân Linh – CEO của Vingroup Ventures đã phát biểu trên tạp chí Forbes Việt Nam như sau: “Vingroup Ventures đặt ra nhiệm vụ toàn cầu và chúng tôi sẽ đầu tư vào các công ty mà hệ sinh thái của chúng tôi có thể giúp họ phát triển. Ngoài tài trợ vốn, chúng tôi có thể giúp các công ty này tiến lên top đầu bằng cách mở cửa hệ sinh thái của mình với họ, giúp họ thử nghiệm sản phẩm hoặc thậm chí đưa sản phẩm thâm nhập thị trường Việt Nam”.

Trong số những quỹ đầu tư mạo hiểm được thành lập tại Việt Nam thì quỹ đầu tư mạo hiểm Seedcom là một ẩn số khiến nhiều người…

Ngoài ra, Vingroup Ventures còn lập thêm quỹ hỗ trợ khởi nghiệp và hỗ trợ nghiên cứu khoa học công nghệ để ươm mầm tài năng, mang đến những công nghệ hiện đại cho các tổ chức nghiên cứu khoa học. Mức đầu tư ban đầu là 2.000 tỷ đồng nên tập đoàn này còn tập trung vào việc nghiên cứu, phát triển, ứng dụng công nghệ cao với mục đích xây dựng một thung lũng Silicon tại Việt Nam. Mô hình này là để tạo chất xúc tác cho các doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ.

Bên cạnh đó, Vingroup Ventures còn tập trung đầu tư vào 5 câu câu lạc bộ khởi nghiệp của các trường đại học trên cả nước như Đại học Bách Khoa, Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Công nghiệp và Đại học Sư phạm kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh với mục đích khuyến khích sinh viên khởi nghiệp. Những danh mục đầu tư chính mà Vingroup Ventures hướng tới chính là công nghệ cao, công nghệ độc đáo có tiềm năng thay đổi những ngành công nghiệp có thể gây ảnh hưởng lớn đến dân số, thị hiếu người dùng, có ích cho xã hội. Đồng thời, quỹ tập trung vào việc đầu tư hệ sinh thái của tập đoàn Vingroup để mang đến những dự án với mục đích tăng doanh thu.

Tuy nhiên, đến năm 2020 tập đoàn Vingroup đã quyết định rút vốn khỏi quỹ đầu tư Vingroup Ventures. Đây là việc mà nhiều người đã lường trước được khi tập đoàn Vingroup muốn mở rộng thị phần sang việc đầu tư cho các lĩnh vực khác. Họ tiếp tục nghiên cứu và đầu tư vào những cơ hội mạo hiểm trong lĩnh vực công nghệ.

Vingroup Ventures đã hoạt động rất năng nổ ngay từ khi mới thành lập đến thời điểm hiện tại. Không thể phủ nhận sự đóng góp và bộ máy lãnh đạo đầy năng lực của quỹ này nên đương nhiên các startup sẽ mong muốn nhận được sự đầu tư từ quỹ và có sự đồng hành của các quỹ.

Chung tay xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn cho người Việt (2010 – 2018)

Sau tháp đôi 21 tầng Vincom Bà Triệu, Vingroup liên tiếp ra mắt các dự án Vinhomes Royal City (2010) và Vinhomes Times City (2011). Tiếp đó là hàng loạt các dự án khác như Vinhomes Riverside, Vinhomes Nguyễn Chí Thanh, Vinhomes Liễu Giai, Vinhomes Gardania, Vinhomes Greenbay, Vinhomes Skylake… xuất hiện tại Hà Nội, Vinhomes Central Park – với điểm nhấn là tòa nhà cao nhất Việt Nam 81 tầng – The Landmark 81 tại TP. HCM; Vinhomes Imperia Hải Phòng, Vinhomes Dragon Hạ Long, Vinhomes Bắc Ninh, Vinhomes Hà Tĩnh… đã và đang được xây dựng khắp Việt Nam.

Những dự án này không chỉ góp phần làm thay đổi diện mạo đô thị mà còn là thiết lập mặt bằng tiêu chuẩn sống cao cấp hơn cho người Việt. Bởi trước đây, một cuộc sống đẳng cấp chỉ đơn giản là “nhà cao cửa rộng” thì với sự xuất hiện của các dự án Vinhomes, một tiêu chuẩn mới về đẳng cấp sống đã ra đời.

Song song với thương hiệu Vinhomes, Vinpearl, năm 2012-2013, Vingroup lấn sân sang mảng y tế, giáo dục, với việc ra mắt hệ thống y tế Vinmec, hệ thống giáo dục Vinschool. Đến nay, Vinmec đã có 7 bệnh viện đa khoa quốc tế tại các thành phố lớn. Còn Vinschool liên cấp từ mầm non tới hết bậc THPT. Năm 2018, Đại học VinUni tiếp tục ra đời. Hiện, hệ thống y tế và giáo dục của Vingroup đều hoạt động theo mô hình phi lợi nhuận.

Trong lĩnh vực tiêu dùng, tập đoàn cho ra mắt chuỗi bán lẻ VinMart, VinMart+ vào năm 2014. Cùng với đó là VinEco – thương hiệu hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao.

Từ 9 siêu thị và cửa hàng tiện ích ra mắt cuối năm 2014, sau hơn 3 năm, đến tháng 5/2018, VinMart và VinMart+ đã trở thành hệ thống bán lẻ có độ phủ sóng lớn nhất Việt Nam với 71 siêu thị và hơn 1.300 cửa hàng tiện ích tại 37 tỉnh thành trên cả nước. VinMart và VinMart+ cũng góp phần giúp VinCommerce có mặt trong Top 50 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam theo bảng xếp hạng do Brand Finance công bố trong 2 năm liên tiếp (2016 và 2017).

Với hệ sinh thái Vingroup, người dân đã có thể ở trong căn hộ Vinhomes, đi khám bệnh tại Vinmec, theo học tại Vinschool, mua sắm tại Vinmart, nghỉ dưỡng tại Vinpearl và ăn thực phẩm sạch của VinEco.

Dường như Vingroup đã cung cấp những dịch vụ phục vụ nhu cầu sống cơ bản nhất cho người dân. Nhưng không, tập đoàn này vẫn còn “ôm ấp” nhiều tham vọng khác, trong đó có tham vọng gia nhập lĩnh vực công nghiệp nặng với thương hiệu ô tô riêng đầu tiên của Việt Nam – VinFast.

Với tỷ phú Phạm Nhật Vượng, đây là một trong những dự án tâm huyết nhất của ông kể từ khi trở về lập nghiệp từ Đông Âu. Công nghiệp nặng với dự án VinFast đã trở thành mảnh ghép thứ 7 trong hệ sinh thái Vingroup (bất động sản, du lịch nghỉ dưỡng, bán lẻ, giáo dục, y tế, nông nghiệp) nhưng mục tiêu thì vẫn không thay đổi, như cách ông Vượng nói: “Vì một cuộc sống tốt đẹp hơn cho đời”

Ước mơ về chiếc ô tô “made in Vietnam” tưởng chừng như lụi tàn. Nhưng sau 20 năm, nhà máy VinFast được khởi tạo tại Cát Hải, Hải Phòng đã góp phần đưa ngành công nghiệp ô tô Việt bước sang một trang mới. Với diện tích lên tới 335ha, nhà máy VinFast được xây dựng theo quy chuẩn châu Âu với công suất thiết kế 35 xe/giờ. Theo đó, mỗi khu nhà máy có thể sản xuất được 250.000 xe mỗi năm và tăng dần lên thành 500.000 xe/năm.

Những nỗ lực của VinFast đã thành công ghi dấu ấn khi 2 mẫu ô tô điện VF e35 và VF e36 xuất hiện trong buổi “Lễ ra mắt thương hiệu xe điện toàn cầu VinFast” tại Mỹ ngày 18/11/2021. Đây là bước đột phá mang tính lịch sử của VinFast nói riêng và ngành công nghiệp xe hơi Việt Nam nói chung. Ngoài ra, sự xuất hiện của VinFast tại Triển lãm ô tô Los Angeles (LA Auto Show) 2021 cũng đã đưa Việt Nam trở thành điểm sáng tiềm năng trên bản đồ ô tô thế giới khi giới thiệu đến công chúng quốc tế xe điện thương hiệu Việt.

Đặc biệt, ngày 25/11/2022, VinFast đã tổ chức lễ xuất khẩu lô ô tô điện thông minh đầu tiên, gồm 999 chiếc VF 8 ra thị trường quốc tế. Sự kiện đánh dấu bước tiến đặc biệt của ngành công nghiệp xe hơi Việt Nam khi lần đầu tiên những sản phẩm ô tô công nghệ do Việt Nam làm chủ và sản xuất – chính thức tiến ra thế giới trong sự đón đợi của người tiêu dùng toàn cầu.

Lần xuất hiện hiếm hoi tại đại hội cổ đông vào tháng 5 vừa qua, ông Phạm Nhật Vượng chia sẻ: “Nhiều người hỏi tại sao làm VinFast, khi chúng ta phát triển đủ lớn phải có trách nhiệm đóng góp cho đất nước. Câu chuyện không đơn giản là kinh doanh kiếm tiền, mà là đưa 1 thương hiệu Việt Nam lên tầm quốc tế, nếu mà dễ thì đã không ít người làm như vậy”.

30 năm qua, từ nhà sản xuất mì ăn liền, Vingroup đã trở thành “người khổng lồ”trong mọi lĩnh vực từ bán lẻ, bất động sản, du lịch nghỉ dưỡng đến y tế, giáo dục, nông nghiệp hay hơn thế nữa là sản xuất ô tô. Vingroup ngày hôm nay là một hệ sinh thái toàn diện.