Khi tham gia tổ chức Thương mại Thế giới, kinh tế Việt Nam đã dần thay đổi, phát triển vượt bậc, sánh ngang tầm quốc tế. Chúng ta biết rằng nền kinh tế hàng hải là một thế mạnh của nền kinh tế Việt Nam bởi hệ thống cảng biển trải dài khắp cả nước.
Khi tham gia tổ chức Thương mại Thế giới, kinh tế Việt Nam đã dần thay đổi, phát triển vượt bậc, sánh ngang tầm quốc tế. Chúng ta biết rằng nền kinh tế hàng hải là một thế mạnh của nền kinh tế Việt Nam bởi hệ thống cảng biển trải dài khắp cả nước.
Cảng Vân Phong khánh Hòa được hy vọng trở thành một trong những cảng biển lớn nhất tại Việt Nam bởi số lượng hàng hóa tiếp nhận tàu chở hàng rất lớn. cảng Vân Phong có đầy đủ hệ thống máy móc, vị trí thuận lợi để có thể trở thành cảng trung chuyển quốc tế lớn nhất.
Cảng Dung Quất chủ yếu phục vụ nhu cầu vận chuyển, trung chuyển hàng hóa trong nước. Với 8 bến cảng, bao gồm 7 bến đã đi vào hoạt động và 1 bến đang trong quá trình xây dựng, hệ thống này đang đáp ứng được nhu cầu vận chuyển và giao thương trong khu vực.
Hệ thống cảng này có thể tiếp nhận nhiều loại tàu với tải trọng lớn, từ tàu chở hàng đến tàu chở dầu, từ tàu chở dầu thô đến tàu chở container. Sản lượng hàng hóa hàng năm của hệ thống Cảng Dung Quất đạt 18 - 20 triệu tấn, cho thấy sự phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực logistics và giao thương trong khu vực.
Bến xuất sản phẩm Nhà máy lọc dầu Dung Quất
Cảng Quy Nhơn nằm trong vịnh Quy Nhơn với vị trí thuận lợi cho phép tàu thuyền cập bến thuận tiện suốt các mùa trong năm. Chính vì vậy cảng Quy Nhơn được nhiều doanh nghiệp, chủ tàu trong và ngoài nước lựa chọn để thực hiện tiếp nhận và trung chuyển hàng hóa. Hiện nay cảng Quy Nhơn đã và đang cải thiện chất lượng dịch vụ để có thể đáp ứng được mọi nhu cầu của khách hàng.
Tên bến cảng tại cảng biển Quy Nhơn
Cảng cái lân, Quảng Ninh nằm ở trung tâm kinh tế phía Bắc. Đây là cảng biển nước sâu lớn nhất Việt Nam. Với vị trí địa lý thuận lợi có thể thu hút các dự án xây dựng và kinh doanh dịch vụ cảng. Cảng Cái Lân được trang bị hệ thống đường biển, đường bộ tiên tiến giúp giảm tỷ lệ ảnh hưởng bởi thiên tai. Cảng Cái Lân đã và đang phát triển, mở rộng qua từng năm.
Đứng đầu bảng xếp hạng là cảng Yokohama (Nhật Bản), xếp thứ 2 là cảng King Abdullah (Saudi Arabia) và đứng thứ 3 là cảng Chiwan (Thâm Quyến, Trung Quốc).
Đặc biệt, trong top 50 cảng có tên 3 cảng của Việt Nam. Cụ thể, cảng Cái Lân (Quảng Ninh) đứng ở vị trí thứ 46, cảng Hải Phòng đứng ở vị trí số 47 và cảng Cái Mép (cảng Tân Cảng Cái Mép) đứng vị trí thứ 49.
Một trong những lý do quan trọng, giúp cảng Cái Lân có mặt ở vị trí thứ 46 là do năng suất xếp dỡ container của Cảng container quốc tế Cái Lân (CICT Cái Lân) - đơn vị hoạt động tại cảng Cái Lân ngày càng được cải thiện. Với 6 cẩu giàn, khu vực bãi lưu hàng rộng 14ha và được trang bị loại cẩu mép bến loại Post Panamax, CICT Cái Lân có năng suất xếp dỡ đạt từ 33 - 35 container/cẩu/giờ, có thời điểm lên đến 40 container/cẩu/giờ. Thời gian giải phóng tàu 5.000 TEU chỉ mất hơn một ngày.
Cảng Chân Mây nằm ở vị trí thuận lợi có thể vận chuyển hàng hóa đến Singapore, Philippines và Hồng Kông. Chính vì vậy đây là cảng cửa ngõ kết nối khu vực Trung bộ ra cửa ngõ quốc tế.
BẾN CẢNG SỐ 1 - CẢNG CHÂN MÂY - CẢNG BIỂN THỪA THIÊN HUẾ
Cảng Đà Nẵng phục vụ nhu cầu kết nối, trung chuyển, vận chuyển hàng hóa trong nước với các nước nhưng Myanmar, Thái Lan, Lào. Cảng Đà Nẵng được trang bị một hệ thống tiên tiến có thể đắp ứng được các nhu cầu của các doanh nghiệp, công ty trong và ngoài nước.
Tên bến cảng tại cảng biển Đà Nẵng
Bến cảng Nhà máy đóng tàu Tổng công ty Sông Thu
Bến cảng chuyên dùng của Nhà máy xi măng Hải Vân
Bến cảng chuyên dùng Tổng kho sản phẩm dầu khí Đà Nẵng
Bến cảng Nhà máy đóng tàu Tổng công ty Sông Thu
Bến cảng chuyên dùng của Nhà máy xi măng Hải Vân
Bến cảng chuyên dùng Tổng kho sản phẩm dầu khí Đà Nẵng
Hi vọng với các thông tin chúng tôi vừa cung cấp bạn có thể hiểu rõ hơn về các cảng biển quốc tế tại Việt Nam. Đồng thời tìm cho mình được hệ thống cảng biến phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp, công ty của bạn.
𝐀𝐋𝐒 – 𝐓𝐡𝐞 𝐋𝐞𝐚𝐝𝐢𝐧𝐠 𝐨𝐟 𝐀𝐯𝐢𝐚𝐭𝐢𝐨𝐧 𝐋𝐨𝐠𝐢𝐬𝐭𝐢𝐜𝐬 Email: [email protected]: 1900 3133Website: https://als.com.vn/Fanpage: https://www.facebook.com/als.com.vn
(VOV5) - Hiệp hội nuôi biển Việt Nam thành lập năm 2016 với sứ mạng tập hợp sức mạnh đa ngành phát triển kinh tế biển.
Ngày 7/11, Hiệp hội nuôi biển Việt Nam thuộc Liên hiệp hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) tổ chức Đại hội toàn thể Hiệp hội nuôi biển Việt Nam lần thứ II. Đại hội diễn ra tại 4 điểm cầu: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Khánh Hòa và Cần Thơ.
Phát biểu khai mạc, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Hữu Dũng, Chủ tịch Hiệp hội Nuôi biển Việt Nam (VSA) cho biết: Hiệp hội nuôi biển Việt Nam thành lập năm 2016 với sứ mạng tập hợp sức mạnh đa ngành phát triển kinh tế biển là một nguồn lực mới có tính chất đột phá đối với sự phát triển của Ngành thủy sản Việt Nam, có ý nghĩa lớn về lý luận và thực tiễn, cho cả trước mắt và lâu dài.
Nhìn lại 4 năm hoạt động của nhiệm kỳ 2016-2020, Phó Chủ tịch Hiệp hội nuôi biển Việt Nam Nguyễn Quốc Ánh cho biết, Hiệp hội đã phát triển nhanh chóng và khá toàn diện, theo hướng đi vào chiều sâu, sớm khẳng định vị thế ở trong nước và thế giới, bước đầu tạo được nền tảng bền vững cho sự phát triển lâu dài.
Đại hội thảo luận xác định các nhiệm vụ cần tập trung trong nhiệm kỳ 2020 -2025. Đó là xây dựng tổ chức, phát triển năng lực của Hiệp hội, phát triển hội viên, xây dựng cộng đồng nuôi biển Việt Nam, tham gia đóng góp xây dựng chính sách và phản biện xã hội, đẩy mạnh hợp tác quốc tế và phát triển thị trường. Hiệp hội có trách nhiệm cung cấp thông tin chuyên ngành cho hội viên, hỗ trợ hội viên nâng cao trình độ chuyên môn nghề nghiệp….
Đại hội đã bầu ra Ban Chấp hành Hiệp hội nhiệm kỳ II (2020 - 2025) gồm 29 thành viên đại diện cho các tổ chức, cá nhân là hội viên Hiệp hội.
Bài báo cung cấp các đánh giá về tình hình phát triển của các khu kinh tế ven biển tại Việt Nam, từ đó đề xuất các định hướng phát triển các khu kinh tế theo hướng bền vững trong việc bảo vệ môi trường và sử dụng tài nguyên.
* Từ khóa: Khu kinh tế ven biển, bảo vệ môi trường ven biển, ứng phó với BĐKH
Tổng quan các khu kinh tế ven biển tại Việt Nam
Trên cơ sở quy định tại Nghị định số 29/2008/NĐ-CP, Khu kinh tế ven biển (KKTVB) là khu vực có không gian kinh tế riêng biệt với môi trường đầu tư kinh doanh đặc biệt thuận lợi cho các nhà đầu tư, có ranh giới địa lý xác định, gắn với cảng biển nước sâu (hoặc sân bay). KKTVB được tổ chức thành các khu chức năng gồm: khu phi thuế quan, khu bảo thuế, khu chế xuất, khu công nghiệp, khu giải trí, khu du lịch, khu đô thị, khu dân cư, khu hành chính và các khu chức năng khác phù hợp với đặc điểm của từng KKT [1].
Khu kinh tế ven biển là mô hình phát triển có tính đột phá cho phát triển kinh tế vùng, hỗ trợ những vùng, lãnh thổ có điều kiện thuận lợi khai thác lợi thế về điều kiện tự nhiên, vị trí địa kinh tế và chính trị để phát triển kinh tế, hội nhập kinh tế quốc tế; huy động tối đa nguồn nội lực, tìm kiếm và áp dụng những thể chế và chính sách kinh tế mới để chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực; kết hợp phát triển kinh tế với giữ vững an ninh, quốc phòng.
Tính đến năm 2021, Việt Nam có 19 khu kinh tế ven biển được thành lập, bao gồm:
Bảng 1. Danh sách các khu kinh tế ven biển Việt Nam
Phát triển thương mại, nuôi trồng thủy sản, công nghiệp sạch, du lịch
Phát triển KKT ven biển đa dạng: công nghiệp công nghệ cao, dịch vụ cảng biển
Phát triển dịch vụ cảng, du lịch
Phát triển khu kinh tế đa ngành: công nghiệp, nông nghiệp, thủy sản, dịch vụ cảng, du lịch
Phát triển công nghiệp chế biến thủy sản, công nghiệp cơ khí điện tử, thiết bị máy thủy, gia công kim loại...
Phát triển công nghiệp dầu khí, dịch vụ cảng, xi măng, nhiệt điện, du lịch
Phát triển công nghiệp cơ khí chính xác, chế biến nông lâm thủy sản, du lịch
Phát triển công nghiệp đóng tàu, luyện cán thép, sản xuất điện, điện tử, du lịch
Phát triển công nghiệp đóng tàu, nhiệt điện , xi măng, du lịch
Phát triển công nghiệp sạch, dịch vụ cảng, du lịch
Phát triển công nghiệp chế biến nông lâm hải sản, điện tử, lắp ráp ô tô, may mặc
Phát triển CN lọc dầu, đóng tàu, luyện cán thép
Phát triển phong điện, đóng tàu, du lịch
Phát triển công nghiệp công nghệ cao, lọc hóa dầu, du lịch
Phát triển công nghiệp đóng tàu, trạm trung chuyển quốc tế
Phát triển công nghiệp nuôi trồng thủy sản, du lịch
Phát triển đa dạng du lịch, làng nghề truyền thống
Phát triển công nghiệp đóng tàu, nuôi trồng thủy sản, du lịch
Kinh tế ven biển có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế, bảo vệ chủ quyền quốc gia, chủ quyền an ninh trên biển, an toàn hàng hải, công tác đối ngoại, hợp tác quốc tế được chủ động toàn diện, công tác tìm kiếm cứu nạn được đảm bảo. Kinh tế biển, các vùng biển, ven biển đang trở thành động lực phát triển đất nước và là nhân tố để phát triển đầu tư các hệ thống kết cấu hạ tầng, giúp đời sống vật chất và tinh thần của người dân vùng biển được cải thiện. Kinh tế biển và ven biển thúc đẩy các nghiên cứu khoa học, điều tra cơ bản, phát triển nguồn nhân lực về biển; Hỗ trợ công tác quản lý, khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên môi trường biển; Giúp cho công tác quản lý và ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng được chú trọng hơn. Xây dựng và hoàn thiện phát huy hiệu quả các hệ thống chính sách, pháp luật, quản lý nhà nước về biển, đảo.
Định hướng chính phát triển của các KKTVB
Phát triển các vùng biển dựa trên lợi thế về điều kiện tự nhiên, hài hòa giữa bảo tồn và phát triển. Các KKTVB được quy hoạch không gian biển theo các vùng bảo vệ - bảo tồn, vùng đệm và vùng phát triển kinh tế - xã hội để phát triển bền vững kinh tế biển trên cơ sở phát huy tối đa lợi thế so sánh về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, bản sắc văn hóa, tính đa dạng của hệ sinh thái, đảm bảo tính liên kết vùng, giữa địa phương có biển và không có biển [4].
Việc phát triển các KKTVB nhất thiết phải gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương và của vùng theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa dựa trên thúc đẩy phân công lao động xã hội theo chuỗi giá trị sản phẩm trong khu vực và quốc tế, là cửa ngõ để kết nối lao động và hàng hóa dịch vụ trong hệ thống phân công lao động quốc tế. Lấy hiệu quả kinh tế - xã hội làm tiêu chuẩn cao nhất và bảo đảm phát triển bền vững theo hướng hiện đại; bảo đảm sử dụng một cách hiệu quả cả quỹ đất, mặt nước và không gian của KKTVB gắn với quốc phòng, an ninh trên biển và trong đất liền.
Hướng tới hình thành các khu kinh tế chức năng nòng cốt, chủ đạo và gắn kết chặt chẽ với phát triển vùng. Phát triển các KKTVB phải có lộ trình phù hợp với điều kiện cụ thể và phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của cả nước trong bối cảnh hội nhập sâu, chịu tác động từ sự biến đổi nhanh chóng của môi trường quốc tế; chú ý tới yêu cầu bảo vệ môi trường và an ninh, quốc phòng.
Vùng biển và ven biển phía Bắc (Quảng Ninh – Ninh Bình): Xây dựng khu vực Hải Phòng - Quảng Ninh trở thành trung tâm kinh tế biển; là cửa ngõ, động lực phát triển vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ gắn với cảng quốc tế Lạch Huyện; phát triển Quảng Ninh trở thành trung tâm du lịch quốc gia kết nối với các trung tâm du lịch quốc tế lớn của khu vực và thế giới.
Vùng biển và ven biển Bắc Trung Bộ, Duyên hải Trung Bộ (Thanh Hóa – Bình Thuận): Phát triển các cảng biển nước sâu trung chuyển quốc tế, cảng biển chuyên dụng gắn với các khu liên hợp công nghiệp, dầu khí, điện năng lượng tái tạo, công nghiệp sạch; phát triển các trung tâm du lịch lớn; nuôi trồng, khai thác, chế biến hải sản, dịch vụ hậu cần và hạ tầng nghề cá.
Vùng biển và ven biển Tây Nam Bộ (Tiền Giang – Cà Mau – Kiên Giang): Tập trung xây dựng phát triển Phú Quốc thành trung tâm dịch vụ, du lịch sinh thái biển mạnh mang tầm quốc tế; phát triển công nghiệp khí, chế biến khí, điện khí, năng lượng tái tạo, nuôi trồng, khai thác hải sản, dịch vụ hậu cần, hạ tầng nghề cá, kết nối với các trung tâm kinh tế lớn trong khu vực và thế giới.
Thách thức trong quá trình phát triển kinh tế ven biển với bảo vệ môi trường và sử dụng tài nguyên
Ô nhiễm môi trường xuyên biên giới, các sự cố tràn dầu trên diện rộng trong khi đó các công tác ứng phó với sự cố môi trường trên biển còn nhiều bất cập. Ô nhiễm môi trường biển bởi rác thải nhựa đã trở thành vấn đề cấp bách với lượng lớn rác thải nhựa thải ra biển mỗi năm (chương trình Môi trường Liên hợp quốc đã xác nhận Việt Nam là nước gây ô nhiễm nhựa đại dương lớn thứ 4 trên thế giới); các hệ sinh thái biển, đa dạng sinh học biển bị suy giảm; một số tài nguyên bị khai thác quá mức.
Sự cố gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng trên diện rộng từ hoạt động sản xuất công nghiệp lớn tại các KKTVB. Điển hình là sự cố sự tại nhà máy thép Formosa thuộc khu kinh tế Vũng Áng gây ô nhiễm môi trường biển nghiêm trọng xảy ra từ tháng 4/2016 tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế gây thiệt hại hệ sinh thái biển và nguồn lợi hải sản, ảnh hưởng rất lớn tới sản xuất, kinh doanh đời sống của khoảng 510.000 người thuộc 130.000 hộ dân ở 730 thôn/xóm tại 146 xã/phường/thị trấn của 22 huyện vùng ven biển thuộc 4 tỉnh miền Trung.
Hệ sinh thái bảo vệ tự nhiên đang chịu áp lực ngày càng tăng do phát triển và khai thác quá mức. Hệ sinh thái giữ vai trò quan trọng nhưng thường không được đánh giá cao trong việc tăng cường khả năng chống chịu của khu vực ven biển. Các cồn cát, rừng ngập mặn và rạn san hô của Việt Nam mang đến sự đa dạng sinh học và các dịch vụ sinh thái quan trọng, giảm tác động của bão bằng cách hấp thụ năng lượng sóng và ổn định trầm tích để giúp giảm thiểu tình trạng biển xâm thực. Nhưng một loạt các yếu tố như: Quản lý không bền vững, đô thị hóa, phát triển ven biển và du lịch, thâm canh sử dụng đất, mở rộng nông nghiệp, khai thác quá mức, ô nhiễm nước và bồi lắng đã làm suy thoái hệ sinh thái.
Biến đổi khí hậu và nước biển dâng trở thành vấn đề cấp bách toàn cầu, Việt Nam là một trong 05 quốc gia bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Dưới tác động của biến đổi khí hậu, các rủi ro do lũ lụt, hạn hán, sạt lở và xâm nhập mặn còn trầm trọng hơn. Với kịch bản biến đổi khí hậu cao, mực nước biển trung bình được ước tính sẽ tăng 30cm vào năm 2050 và 70cm vào năm 2100, nguy cơ ngập lụt tại các khu vực ven biển tăng 7%, ảnh hưởng đến 4,5 triệu người tại các tỉnh ven biển [5]. Tuy nhiên các nghiên cứu khoa học công nghệ, hợp tác quốc tế trong công tác ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng, biển xâm thực, ảnh hưởng của bão lũ và các giải pháp khắc phục còn nhiều hạn chế.
Các xung đột lợi ích giữa các vùng kinh tế còn nhiều vấn đề, cụ thể sự liên kết giữa các vùng biển, ven biển, vùng ven biển với vùng nội địa, đia phương có biển với địa phương không có biển và giữa các ngành, các lĩnh vực còn thiếu chặt chẽ, kém hiệu quả. Do đó khoảng cách giàu – nghèo của người dân vùng biển có xu hướng tăng. Ngoài ra chưa phát huy được bản sắc văn hóa biển thông qua các loại hình du lịch.
Kiến nghị các giải pháp bảo vệ môi trường trong quy hoạch phát triển các KKTVB Việt Nam
(1) Sử dụng tiết kiệm, hiệu quả và bền vững tài nguyên thiên nhiên và hệ sinh thái biển. Cần duy trì và phục hồi tôn tạo các hệ sinh thái tự nhiên, cảnh quan. Thiết lập khung thiên nhiên bền vững trong khu vực khu kinh tế bao gồm biển ven bờ, bờ biển, các dải cây canh công viên ven biển, các dòng sông, suối kết hợp với biển và các vùng núi, đồi tạo cảnh quan… Đây là nền tảng cơ bản cho các khu kinh tế ven biển phát triển bền vững.
Thống kê một cách có hệ thống các tài nguyên thiên nhiên ven biển của khu vực, phân tích cụ thể những tài nguyên đã sử dụng hiệu quả hay không hiệu quả. Đảm bảo phân loại các khu vực cần có những thái độ ứng xử khác nhau trong hệ sinh thái, ví dụ như cần bảo tồn, tôn tạo hay bổ sung, tạo thêm những hiệu quả sinh thái và kinh tế…, xác định những khu vực cấm xây dựng hoặc những khu vực có thể san lấp để tăng hiệu quả sử dụng mà không làm hại đến hệ sinh thái khu vực lân cận, chứng minh được khả năng phục hồi sinh thái tốt hơn. Dải đất ven biển là tài nguyên hữu hạn, do đó việc sử dụng phải được quy hoạch có tầm nhìn chiến lược, đảm bảo hài hòa lợi ích của cộng đồng, đảm bảo giữ các không gian mở ra biển hợp lý, duy trì nhiều không gian mở ven biển.
(2) Phân vùng phát triển và khai thác hợp lý các không gian trong quy hoạch và quản lý đô thị, KKTVB. Các đô thị và KKTVB có những đặc trưng riêng và có nhu cầu phát triển theo chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và quốc gia, do đó phải xác định những vùng tập trung không gian kinh tế thương mại, cảng biển để có thể xây dựng theo mô hình đô thị nén, khu kinh tế phức hợp nhằm tiết kiệm quỹ đất hạn chế, đồng thời tạo nên những công trình có không gian thiết kế đẹp, mang thương hiệu của khu kinh tế, trung tâm đô thị cảng biển, cao tầng ven biển. Sự khác biệt rõ nét nhất và làm nên nét đặc trưng của khu kinh tế là các không gian mở được quy hoạch tập trung gia tăng sức chống chịu với gió bão, thiên tai, không xây dựng các hạ tầng, công trình cao tầng tràn lan ven biển, bất chấp điều kiện của hệ sinh thái hiện hữu.
(3) Xây dựng và thiết kế các hệ thống hạ tầng kỹ thuật và tiện ích thích hợp, hiện đại, kết nối đồng bộ cả khu vực hiện hữu và xây mới
(4) Đảm bảo an toàn môi trường phát triển bền vững
(5) Đảm bảo điều kiện khai thác phát triển kinh tế biển hiệu quả với bảo tồn sinh thái biển
(6) Phân vùng quản lý môi trường trong quy hoạch bảo vệ môi trường khu vực vùng biển và ven biển, tích hợp quy hoạch sử dụng biển
Triển khai quy hoạch không gian biển dựa trên các nhóm tiêu chí như:
(7) Hoàn thiện các khung pháp lý, chính sách hỗ trợ phát kinh tế, an ninh quốc phòng triển quy hoạch khu kinh tế có lồng ghép với quy hoạch BVMT
Sau nhiều năm phát triển kể từ khi được thành lập, các KKTVB đã phát huy vai trò, góp phần tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương ven biển và các vùng kinh tế. Vị trí của các KKTVB có vai trò tạo thành các trung tâm kinh tế của vùng, địa phương có biển, gắn liền với cảng biển, sân bay, tạo điều kiện tốt cho giao lưu kinh tế, thương mại, dịch vụ, phát triển nguồn nhân lực. Số lượng các dự án đầu tư nước ngoài tại các khu kinh tế ven biển và tỷ lệ diện tích được lấp đầy ngày càng tăng lên, đa dạng các thành phần kinh tế mũi nhọn. Các KKTVB đã góp phần quan trọng trong việc giải quyết việc làm, tạo thu nhập cho người lao động, nâng cao đời sống và thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương.
Bên cạnh những kết quả đạt được, trong quá trình phát triển kinh tế biển nói chung, KKTVB nói riêng, việc kết hợp với tăng cường quốc phòng bảo vệ chủ quyền biển, đảo còn một số hạn chế, như: Quá trình khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên biển và ven biển ở nhiều nơi còn lãng phí, kém hiệu quả, đặc biệt là khai thác, sử dụng đất ven biển, ven bờ; chưa chú trọng bảo vệ tài nguyên và môi trường biển; quy mô các khu kinh tế biển còn nhỏ, chưa tương xứng với tiềm năng vốn có. Tình trạng ô nhiễm môi trường nước biển ven bờ, vùng cửa sông, vũng, vịnh do hoạt động kinh tế và đời sống (sản xuất công nghiệp, khai thác khoáng sản, nuôi trồng thủy sản, hoạt động cảng biển, nước thải từ đô thị ven biển…) xảy ra ở nhiều nơi chưa giải quyết được. Việc thực hiện các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng chưa đồng bộ, hiệu quả hạn chế.
Về giải pháp, cần rà soát, đánh giá chính xác các lợi thế, tiềm năng và khó khăn của các KKTVB, đặc biệt là sức ép phát triển kinh tế trong quá trình bảo vệ môi trường và sử dụng tài nguyên biển. Trên cơ sở đó thực hiện quy hoạch với tầm nhìn dài hạn, tổng thể, đồng bộ, có lộ trình thực hiện cụ thể trong từng giai đoạn phát triển, đảm bảo cân bằng lợi ích giữa phát triển và bảo tồn thiên nhiên, môi trường, cảnh quan.
ThS. NGUYỄN VIỆT DŨNG, ThS. BÙI THỊ HỒNG HIẾU
Viện Quy hoạch môi trường, Hạ tầng kỹ thuật đô thị và nông thôn - VIUP
[1] Báo cáo tổng kết hoạt động các mô hình khu công nghiệp, khu kinh tế và các mô hình tương tự khác, (2017). Ban Soạn thảo Luật đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt.
[2] Lưu Ngọc Trịnh, Cao Tường Huy (2013), Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, “Phát triển các khu kinh tế ven biển Việt Nam, thực trạng và một số bài học”.
[3] Quyết định số 1353/QĐ-TTg ngày 23/9/2008 của Thủ Tướng Chính Phủ, về việc phê duyệt Đề án “Quy hoạch phát triển các Khu kinh tế ven biển của Việt Nam đến năm 2020”.
[4] Nghị quyết Trung ương số 36-NĐ-TW, ngày 22/10/2018 về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
[5] Báo cáo tóm tắt “Tăng cường khả năng chống chịu khu vực ven biển, phát triển khu vực ven biển Việt Nam – cơ hội và rủi ro thiên tai” (2020), World Bank group & GFDRR.